Canalblog
Suivre ce blog Administration + Créer mon blog

asian.antic.arts

1 avril 2017

A porcelain painted by GIUSEPPE CASTIGLIONE LANSHINING WITH 3 poems of QIAN LONG EMPEROR.?

 

 

Càn Long Bát Mã 50

DESCRIPTION:

- The tea pot has a doubled wall, and six lobes form, based on six short feet. Total height 20cm, width 12 cm. There are loops and holes for handle made separately by many rods of silver. Many ornaments with decorated pattern as RUYI, leaves.

   The exterior part has the most art of decoration with the painting, two poems, and the seals. The interior part has the inscription of the third poem. 

- There are painting of Eight Steeds ( two separate seals "LANG", NING", Three Poems(with seal "VERY BUSH OF QIAN LONG), Twelve scarlet different sealt, some calligraphies. The cover is painted two beautiful butterflies and two caracters "SOU"(Longevity).

That small cover is bound with a fine silver chain.

    

Càn Long bát mã 8

Every aspect of this masterpiece is extremely special. Although that is a small vessel but there is concentration of many rare challenges.

The six lobe and doubled wall form is the genious idea for highest artists both for porcelain fabrication and painter; maybe for calligraphy writers and seal makers. Making something that is corrugate is more complicated. So are painting and sealing. 

There are eight horses with three colors:

- One Yellow horse. In old China, every thing in yellow is reserved for emperor. One of the poem on this teapot begins with three world "IMPERIAL YELLOW STEED"

-  Four very red horses but yellow mane.

- Three grey steeds.

Here are the 12 red seals read from the spout, right to left:

1- CHAN TANG= TREASURE. Rectangular seal.

2. QIAN LONG CHEN BAO = PRECIOUS OBJECT OF QIAN LONG. Round seal.

3- QIAN LONG CHEN HAN= AUTHENTIC BRUSH OF QIAN LONG. Round seal.

 

4- LANG- Square seal. This seal can be seen in some artwork of Langshining, Giuseppe Castiglione.

5- VIAN- YUAN=PARK or GARDEN. Square seal.

6- NING. In LANSHINING. Rectangular seal.

7- QIAN LONG TIAN LAN ZHI BAO= PRECIOUS OBJECT FOR QIAN LONG. Oval seal.

8- JIA VI SHU HOA ? Rectangular seal.

9- CHEN NHA= AUTHENTIC ELEGANCE. Rectangular seal.

10- SHI WAN DONG TONG= MANY PEOPLE BUT UNIQUE ROOT. Rectangular seal.

11- TIAN LAM XAP BAO= TEN PRECIOUS ITEMS FOR EMPEROR. Oval seal.

12- DA QING QIAN LONG NIAN CHE= FABRICATED UNDER QIAN LONG OF QING.

eight steeds Lanshining                                                               Above, version "Eight Steeds" By Giuseppe Castiglione Lanshining

 

NOTES:

 

So, these seals must be made by the best seal makers of the Qian Long period.

Chinese seal is a branch of art existing more than 2000 years both for imperial and popular daily uses. Seal art represent the power of emperor and every level of admistration. Seal art completes other arts like painting, calligraphy, antiquity collection... 

Here, the very important challenge is the seal master has to adapt to porcelain but irregulate surface, and normally, seal makers deal only on papers , fabric or silk surface. So they have to make special seals for only use to fabrication of this teapot. Seals on this ceramic piece are applied on wavy areas, so that is not easy.

Among 12 seals on this teapot, we count three forms of seals both in yin and yang characters.

The 3 forms are: square, rectangular and oval.

The Yin seals give white characters on red background.

The Yang seals give red characters on white background.

 

 

 

About poems, the first poem on exteror tells the steeds come from very deep mountains and tamed, then become the human friend and very human loyal servers.

                                                                                                     

Càn Long Bát Mã 57 (Lang)                                                                                          The character "LANG" in red seal above.

 

Càn Long bát mã 41 dấu LANG VIÊN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                      .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Càn Long Bát Mã 54                                                                                           The character NING in red seal.

At the left side of "NING" begins the second poem that praises the beauties of the horse in three colors: yellow, grey, and red. Some worlds of this poem indicate the horses are from ethnic group. That recalls the painting "Kazaks offering horses in tribute to Emperor QianLong", by hand of Giusppe Castiglione Lanshining in 1757.

Càn Long bát mã 14

The interior part has the third poem. This part is made to fit the exterior one. But there is a lid and two loops. Each loop has two holes for the copper rods. This third poem indicates the common virtue of tea, teapot and imperial horses that are ready from early morning to accomplish royal missions.

The inner part of the teapot shows the complexities to make the form of small piece of porcelain becauce both the lobes and the lids inside and outside.

The colors of horses make this porcelain a FALANCAI one.

The Eight Horses is a Chinese traditional theme in the art. In Chinese history, the horses announced the victory. The horse is auspicious.

But eight horses on the teapot is more eloquent, happier than other horses we see in Chinese painting on porcelains.

Technically, this vessel is doubled fired. 

First time this one is fired with high temperature with the poems and characters in black color. The second fire is lower to fix the colors of eight horses and the red seals.With the vivid three colors of the horses, may be, they have experimented in the fire to perfection the colors and the contrast. Maybe the irregular surface of teapot contributes to make the eight horses seem more living.

There are few doubt that this porcelain is made out of IMPERIAL PALACE WORKSHOP in Beijing.

 

 

 

 

    With the most precaution possible, we see this vessel is painted by the hand of Giuseppe Castiglione Lanshining(1688-1766) because there are many evident indications:

- Three syllabes of LANG SHI NING are marked by three separated seal.

- The horses painted are almost the same in the "Eight Steeds" or "Ten Steeds" painted by Giuseppe Castiglione. Only the yellow horse on the teapot cannot be seen in other work of Langshining the official painter of three consecutive Qing emperors Kangsi, Yongzheng and QianLong.

The colors on this teapot are from a western painter.

Forms and positions of evrey horse have many similitudes with red and grey horses on papers painted by Lanshining. 

 Langshining, Giuseppe Castiglione is born in Milan 1688. Very young he has passion in painting. In 1707, he joined Jesuit Companies in Genoa. There he studied sucessfully the painting that he began some years earlier.

Knowing the Chinese Emporor is looking for European scientists and painters he went to Lisboa, Portugal in 1709 , waiting for the trip to Middle Empire. Only 1714, he can take boat and go to Beijing via Macao, in 1715.

Late of this year, 1715, he was presented to Kangsi Emperor who proposed him to stay in Palace Workshop, exactly in the painting and enameling department.

There Brother Castiglione  has a grade of official painter and he works under imperial commands till his death in 1766 with the Chinese name LANSHINING.

In Chinese, LANG= Imperial Official; SHI= the world; NING= security, the trust.

So,Langshining served three consecutive Kangsi, Yongzheng and Qianlong.

He also has talents and skills in architecture because he contribute to many works in Yuanming Yuan, the Summer Palace near Beijing. By order of Yongzheng and Qian Long Emperor he has made many sketch for many buildings (European Palace in Yuanming Yuan) and European style water jet.in this vast arkwork Imperial complex.

In 2015, Beijing, Taiwan, and Milan celebrate together 300 years of Castiglione's Chinese arrival with full of events showing the abundant legacy of this Italian talented missionnary.

Official recorded works by hand of Lanshining can be dated in the very first years of Yongzheng. The most known painting of Castiglioneis "One Hundred Horses" date 1727, the fifth year of Yongzheng. And then, beside other topics like still life, animals, imperial portraits... Lanshining returns often with horse theme as "Eight Steeds", "Les Dix Coursiers" in many versions, Qianlong Emperor on Horse Back...All these masterpieces are executed on silk or oil on canvas that always bear his name Lanshining beside many QianLong seals.

Many sources noted that Castiglione has enamelled many pieces of bronze, glass and porcelain but he let no signature, no evidence as in painting works.

The famous chief of Imperial Porcelain Manufacture in Jingdezhen, NIAN XIYAO, in the book "Sciences of Views" has written that he himself learnt a lot in decorating with the Jesuit Castiglione, Langshining. Nian Xiyao did not make clear where these two genius have meet, in Pékin or Jingdezhen?

So that is sure Castiglione was involved in porcelain decoration.

Three hundred years later, many searchers are convinced there were existing work of Jesuit Official painter Lanshining Castiglione on imperial ceramic vessels but can not be demontrated by a signature as Tang Ying..

Càn Long bát mã 4

In this photo above, these two horses make fun crossing necks recall works of Giuseppe Castiglione such as "ONE HUNDRED HORSES", "LES DIX COURSIERS", "EIGHT STEEDS"...

The red enamel just beside the legs of the red horse prove that painter had no skill to practice colouring on a ceramic vessel. And his is a great painter and not a normal colouring worker who coloured many thousand pieces and never let the exceed colour.

The red and yellow colors on this vessel cannot be found on other chinese ceramic or porcelain.

On this small masters piece, concentrate the "The Perfections": PAINGTING, POEM and CALLIGRAPHY. We can add the genius of the first one who have the idea for the six lobe and doubled wall vessel. Here, we can not forget the name of TANG YING ((1662-1756), the SUPERINTENDANT of imperial ceramic kiln of Kingtechen under the Yongzheng and QianLong reigns. This unique talent had invents many improvements in ceramic fabrications: new colours, many forms, doubled wall pieces... And like Castiglione Tang Ying have servesd three Emperors Kangsi, Yongzheng and Qianlong, has been in Palace Workshop of Noiwufu.
That is very sure that Tang Ying has met Castiglione in decorating processus because Tang Ying was working inside Palace Workshop 1715, the Langshining arrival and he only named and sent at the head of KingtechenImperial Kilns only 1727.

Castiglione Horse 001                                                                                         Above: Horse painted by Castiglione

We do not ignore that on this special vessel, we can contemplate the rare skills of seal maker. Seal on ceramics is rare, but here, there 12 very important seals on special ondulated area. There are four seals that record the name of Emperor QianLong:

1- Precious Object of QIANLONG.

2- True brush of QIANLONG.

3- PRECIOUS OBJECT FOR QIANLONG.

4-SEAL MARK PERIOD OF QIANLONG.

Càn Long bát mã 5

Upside view:

- six lobe cover decorate with two butterflies in yangcai colors. Two calligraphies of "SOU"= Longevity. Here, apparently the character SOU is written by a western hand and not Chinese one.

- two loops with holes for iron rods.

- protections in soft decorated iron.

- the two butterflies are painted in yancai colors. And we can observe that the cover of teapot is not doubled fired.

We can imagine many artists of various branch are involved making this small and very special tea pot:

- porcelain makers.

- the painter.

- the seal masters.

- the character writers(copiers).

- the copper decorators.

We can not forget the personally involvement of QIAN LONG through the three poems that praise the "Eight Imperial Steeds" since many seals Qian Long on this master work. Without the supreme will, no any one can mobilize such number artists to realize this small but very special item.

QIAN LONG is the greatest art lover Emperor, the greatest antiquity collector in history, the greatest art sponsor. He wanted himself implicate in many fields of the culture as poetry, calligraphy, porcelain production, art of tea... He had many collections such as imperial porcelains both antic and new made by his orders, collection of steeds, beautiful horses, collections of clock, snuff bottles, jade, seals, classics painting...Every collection of Qian Long composes by the best pieces because the Emperor had the financial ability for his cultural and collector bulimia and he reign has 60 years in relative good social and economic conditions. Innumerable antiquity items and new masterpieces made by his orders carry QianLong's trace of seals or poems of himself.. He made poems to write on beautiful Song porcelains of Ruyao, Geyao, Kunyao..He wrote colophons on Tang, Song, Yuan, Ming famous master paingtings adding sometime many of his imperial seals.

But so much red seals of QIANLONG on ceramic piece is really very rare.

He composed poems written on some ceramic pieces ordered by himself as this special teapot.

Every Chinese Emperor had specific orders for imperial porcelain but QIAN LONG is the unique who writes poems on antic and new made items.

 

We hope scolar readers will help by giving comments about this teapot.

 

 

     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                 

Publicité
Publicité
10 juillet 2016

BỘ NGỌC CHỨNG MINH THUẬN TRỊ CÒN SỐNG ĐẾN NĂM 1684(GIÁP TÝ)

 

thuận trị thông baao 14

 

MÔ TẢ:

Bộ ngọc gồm 3 phần: 2 cây ngọc hung  (1 cây 4 cạnh, 1 cây 6 cạnh), 1 ngọc có hình người là ngọc máu gà, kê huyết.

1- Cây ngọc 4 cạnh cao 12 cm thuộc loại ngọc hung (jade fauve). Nhìn từ trên xuống, đọc được 4 chữ lớn THUẬN TRỊ THÔNG BẢO.

Bốn chữ này có trên đồng tiền thời Thuận Trị và thấy vật báu có khắc các chữ này như là thấy mặt Thuận Tri.

Một mặt khắc bài thơ  12 chữ sau đây:

PHÚC NHƯ ĐÔNG HẢI

CAO CUNG HẬU VĨNH

THỌ TỈ NAM SƠN

 

Có thêm 5 chữ rất nhỏ : Giáp Tý Nhị Nguyệt Tác= làm ra tháng hai năm giáp tý, 1684.

 

Ba mặt còn lại khắc một cảnh chùa trên núi, sơn thủy, và một căn nhà cũng trên núi cao. Mỗi mặt đều có một chữ THỌ lớn.

thuận trị thông baao 13                                                                                           Bốn chữ "THUẬN TRỊ THÔNG BẢO"

 

2- Cây ngọc có 8 cạnh, ngọc hung (jade fauve), 12 cm, nhìn từ trên xuống khắc 4 chữ lớn

                                                                                             NHẬT ĐẠO ĐẤU KIM

Một mặt, khắc hai câu thơ sau đây:

THIÊN KHAI TUẾ NGUYỆT NHÂN KHAI THỌ

XUÂN MÃN NHÂN TUẦN PHƯỚC MÃN ĐƯỜNG

 

7 mặt còn lại của cây ngọc khắc ngôi chùa và hai mái nhà trong cảnh sơn thủy trên núi cao.

3- Cây ngọc  máu gà, "chicken blood" (khắc hình người như một vị sư khoảng 50 tuổi nhưng da mặt sần lên như bị bệnh ngoài da).

Nhận xét về bộ ngọc:

- Có thể gọi đây là ngọc Tam Sự, Thiên Địa Nhân. Ngọc bốn cạnh là mặt đất, ngọc 8 cạnh là trời, con người ở giữa.

- Ngọc hung và ngọc kê huyết là ngọc hiếm.

- Người khắc hình và khắc chữ trên bộ ngọc là một nghệ nhân có tài vì khắc các chi tiết rất tinh vi và nghệ thuật. Nhất là chữ được khắc rất nhỏ nhưng rõ và sắc sảo.

Chính sử về Thuận Trị:

Thuận Trị là con thứ 9 của Hoàng Thái Cực và là vị vua thứ ba người Mãn sau Thái Tổ và Hoàng Thái Cực. Phúc Lâm, tên ra đời của Thuận Trị, sinh tháng hai năm 1638 . Cuộc đời Thuận Trị là kết quả của vô số bất ngờ của lịch sử Trung Quốc. Có thể kể vài sự trùng hợp kỳ lạ như sau:

1- Cha là Hoàng Thái Cực chết bất ngờ, chưa chỉ định người kế vị. Lý ra phải lập Hào Cách là con trai trưởng, lúc đó trên 30 tuổi lên ngôi.

2- Nhưng Hào Cách là lại không đủ thế lực để lên ngôi vì  chú của Hào Cách và của Phúc Lâm là Đa Nhĩ Cổn, nhân vật đại tài của nhà Thanh lúc đó nắm quyền lực muốn lên ngôi nhưng sợ nhiều người bất phục. Ông này lại sợ Hào Cách lên vững ngôi sẽ diệt chú . Giải pháp tạm thời của chú cháu là để cậu bé 5 tuổi Phúc Lâm ngồi tạm chỗ ngai vàng. Đa Nhĩ Cổn dự tính làm Nhiếp Chính Vương để thâu quyền rồi lên ngôi sau khi chinh phục Trung Quốc. Đây là sự không bình thường do tính toán chính tri nên Thuận Trị mới được hay là bị lên ngôi nhưng không có quyền.

- Mấy tháng sau, khi Thuận Trị chính thức làm vua nhà Mãn Thanh đầu năm 1644, thì kinh đô Trung Quốc là Bắc Kinh bị rơi vào tay của Lý Tự Thành là thủ lĩnh nông dân nổi loạn chống vị Hoàng Đế cuối cùng nhà Minh là Sùng Trinh. Sùng Trinh phải treo cổ tự tử. Đây lại là một sự kiện không ngờ nhưng vô cùng thuận lợi cho người Mãn luôn chuẩn bị chinh phục Trung Quốc từ khi Hoàng Thái Cực lên ngôi năm 18 năm trước là năm 1626. Đây cũng là một biến cố không ngờ khác để nhà Minh bị diệt và nhà Thanh vào Trung Nguyên để cậu bé Thuận Trị làm hoàng đế của cả Trung Quốc.

- Ngô Tam Quế là Tổng Binh nhà Minh đang chống lại quân Thanh ở phía Bắc đem 10 vạn quân về đánh Lý Tự Thành, cứu Bắc Kinh. Gần về tới Bắc Kinh, Ngô Tam Quế nhận được nhiều tin dữ là kinh đô bị Lý Tự Thành chiếm, Vua Sùng Trinh tự tử, cha của Ngô Tam Quế bị quân Lý Tự Thành giết, ái thiếp được yêu nhất của Ngô là Trần Viên Viên bị cưỡng đoạt...Trong giờ phút tối trọng của xã tắc, Ngô Tam Quế đã tự quyết định một việc vô cùng hệ trọng cho cả nhà Minh lẫn nhà Thanh là quay lại xin hàng ngoại bang là người Mãn, lúc đó do Đa Nhĩ Cổn nắm quyền, để giết cho được Lý Tự Thành. Nhờ đó mà nhà Thanh đã chiếm được cả Trung Quốc một cách dễ dàng, chính triều người Mãn Thanh không ngờ có một cơ hội ngàn năm như vậy.

Tháng 7 năm 1644, Đa Nhĩ Cổn và Ngô Tam Quế đuổi được Lý Tự Thành ra khỏi Bắc Kinh. Đa Nhĩ Cổn lo việc tiếp thu Bắc Kinh và ổn định tình thế.

Đa Nhỉ Cổn quyết định và tổ chức cho Thuận Trị vào Bắc Kinh ngày tháng 10, năm 1644. Từ đó cho đến 1650, Hoàng Thúc Phụ Nhiếp Chính Vương Đa Nhĩ Cổn làm tất cả mọi việc của Hoàng Đế, Thuận Trị chỉ là biểu tượng cho Đa Nhĩ Cổn nắm quyền. Trong thời gian hơn sáu năm 1644-50, Đa Nhĩ Cổn đã thực hiện mơ ước và kế hoạch từ ba đời Mãn là chiếm toàn bộ Trung Quốc và đưa Hoàng Đế nhà Thanh về Bắc Kinh cai trị  và triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến này kéo dài hơn 250 năm.(1644-1911)

Rất may cho Thuận Trị và rủi thay cho nhân tài Đa Nhĩ Cổn bị chết trong một cuộc săn bắn lớn ở Hà Bắc cuối năm 1650, chỉ mới 37 tuổi.

Thuận Trị lớn lên trên ngai vàng nhưng có tâm phật, hoàn toàn không có tai tiếng suốt 17 năm trị vì. Thuận Trị rất sùng đạo Phật. năm 1649, năm sau khi vào Trung Nguyên, Thuận Trị cho đón Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 là  LOBSANG GYASTO từ Tây Tạng đến biên giới Trung Quốc, Thuận Trị đã cho 3000 kỵ binh đến rước về. Đích thân Thuận Trị đã rời đô để đón Đạt Lai Lạt Ma cách Bắc Kinh 30 cây số. Thuận Trị giữ vị Lạt Ma này suốt ba năm để học đạo rồi mới để Lạt Ma về Tây Tạng.

Thuận Trị cũng rất say đắm bà Đổng Ngạc Phi.

Đổng Thị được phong Hoàng Quí Phi cho ra đời một hoàng tử tháng 11 năm 1657 nhưng hoàng tử này không sống đến đầy năm thì cuối 1658 chết non. Đổng Ngạc Hoàng Quí Phi lại qua đời tháng 9 năm 1660.

Nhiều nguồn không chính thức cho rằng Thuận Trị sau đó bị bệnh đậu mùa đầy mặt và không muốn lâm triều nữa. Chính sử ghi Thuận Trị băng hà tháng hai năm 1661 nhằm tháng giêng năm Tân Sửu. Hoàng Tử Huyền Diệp lên ngôi lấy niên hiệu là Khang Hy từ đầu năm 1662.

thuận trị thông baao 12                                                    Chú thích hình trên: Bài thơ 12 chữ : Phúc như Đông Hải...Thọ Tỷ Nam Sơn

                                                                     Dòng chữ nhỏ bên trái ghi: Giáp Tý Nhị Nguyệt Tác

                                                                           (Làm ra tháng hai năm Giáp Tý, là năm 1684)

 

 

 

 

Về nghi vấn Thuận Trị đi tu:

Cái chết của Thuận Trị là một trong những bí ẩn lớn nhất của nhà Thanh, cho đến nay chưa có tài liệu làm sáng tỏ.

Nhiều truyền thuyết cho rằng Thuận Trị không chết vào năm 1661 mà thoát thân rời bỏ thế cuộc, từ bỏ uy quyền tột đỉnh của cả một đế quốc rộng lớn nhất của Châu Á để trở thành một nhà sư ở Thanh Lương Tự, trên dãy núi Ngũ Đài Sơn ở tỉnh Sơn Tây, là nơi được cho là chỗ hiển thánh của Văn Thù Bồ Tát. Cũng theo dã sữ thì Thuận Trị bị bịnh đậu mùa, tàn phá đầu và mặt nên không còn muốn ai thấy nên tự dàn xếp cái chết ở tuổi 23 để tu ở Thanh Lương tự.

Bô ngọc này nói lên nhiều vấn đề quan trọng về một nghi vấn lớn của đời Thanh cho đến nay chưa sáng tỏ là cái chết của Thuận Trị. Vua này chết thật hay thoát thân đi tu?

Các vấn đề dặt ra với bộ ngọc Thuận Trị Thông Bảo này:

- Trước hết bốn chữ Thuận Trị Thông Bảo chỉ do một hoàng đế đương trị có quyền cho viết hoặc khắc. Nhưng hàng chữ "Giáp Tý Nhị Nguyệt tác" xác định bộ ngọc được làm ra năm giáp tý là năm 1684, là năm theo chính sử, Thuận Trị đã chết 23 năm rồi. (Thuận Trị chính thức qua đời tháng 2 năm 1661, sau 17 năm làm hoàng đế đầu tiên người Mãn trị vị cả nước Trung Hoa. Bộ ngọc này ghi "GIÁP TÝ Nhị Nguyệt Tác" chỉ có thể làm năm 1684 vì năm giáp tý trước là năm 1624, chưa có nhà Thanh, chưa có Thuận Trị.

-Người duy nhất có quyền cho khắc các chữ trên bộ ngọc có đề Thuận Trị và thơ chúc thọ là Khang Hy Hoàng Đế, trị vì suốt 61 năm sau Thuận Trị. Như vậy năm Giáp Tý 1684, nếu Thuận Trị còn sống thì được 47 tuổi và Khang Hy 31 tuổi theo âm lịch. Có phải Khang Hy vì không găp được cha mà cho khắc ngọc này để chúc thọ cha nhân sinh nhật của Thuận Trị. Thuận Trị sinh và theo sử cũng chết vào đúng tháng hai âm lịch.

- Rõ ràng hai hai bài trên đây là hai bài thơ chúc thọ. Nhưng cây ngọc lại có chữ Thuận Trị Thông Bảo thì chỉ có chúc thọ cho Thuận Trị mà thôi. Rồi lại có chữ rất nhỏ nhưng sắt sảo là Giáp Tý Nhị Nguyệt Tác, làm vào tháng hai năm Giáp Tý. Người cho khắc các chữ này thật là thâm thúy vì nhiều điểm:

. ngọc trong chữ Hán là bộ của chữ VƯƠNG. Vươnglà đứng đầu thiên hạ, là sự nối liền của THIÊN, ĐỊA và NHÂN, và bộ ngọc tam sự này có cả ba phần là Thiên, Địa và Nhân. Người cho làm bộ ngọc này để ngầm ý cho thấy để nghĩ hoặc tặng cho một vua. Hình người của bộ ngọc này lại có đầu và mặt sần sùi đúng như người bị bệnh đậu mùa rất nặng. Mà truyền thuyết cho rằng Thuận Trị đã chết vì đậu mùa.

. với hai bài thơ chúc thọ Phúc Như Đông Hải... chỉ dành cho người chủ của giang và sơn. Hơn nữa, trên bộ ngọc lại khắc một cảnh có cụm chùa lớn với chùa nhỏ để chỉ rằng chúc thọ cho một người đang ở trong chùa trên một núi cao như trong hình dưới đây. Và người đó có lẽ là hình người trong bộ ngọc cũng có vẽ bị nổi sần sùi cả trên đầu và mặt. Nhất là bốn chữ "CAO CUNG HẬU VĨNH" cũng là chúc người đang ở trên Cung cao. Có thể dùng chữ Cung để tránh chữ Tự, chỉ chùa. Sự tế nhị là trong bộ ngọc khắc cảnh chùa chứ không phải cung. Cũng biết rằng Cung thường để dùng cho Hoàng Đế như Hoàng Cung, Nội Cung, Cung Đình...

                                             

thuận trị thông baao 9

 

 Tuy chỉ trong một vài nét khắc cảnh sơn thủy trên một cụm núi cao với nhiều chùa cho có cảm giác như nhìn vào cảnh Ngũ Đài Sơn như có thể thấy trong hình chụp ngày nay.

Bài thơ thứ hai cũng rõ ràng chúc thọ và phúc:

Thiên Khai Tuế Nguyệt Nhân Khai Thọ: Câu này có lẽ chúc cho người này thọ như thời gian và xin Trời cho con người thọ lâu dài.

Xuân Mãn Nhân Tuần Phước Mãn Đường: Mong cho người (nhân tuần) được phúc do mùa xuân đem lại.Mãn chỉ sự sung mãn, tràn đầy.

 

Bài thơ " Phúc như Đông Hải..." có thể là một công thức chúc tụng Hoàng Đế thời Thanh, nhưng bài thơ "Thiên Khai Tuế Nguyệt..." là một bài thơ đối rất chỉnh.

Không rõ các câu này là công thức chúc thọ cho hoàng đế hay do chính người chủ của bộ ngọc sáng tác.

Cả hai bài thơ này chứng tỏ lòng kính trọng và yêu thương bao la của người cho khắc bộ ngọc này đối với Thuận Trị Hoàng Đế.

thuận trị thông baao 17                                              Chú thích: Hình trên là hai câu thơ: "Thiên Khai Tuế Nguyệt...Xuân Mãn Nhân Tuần..."

Nếu thật sự bộ ngọc này do Khang Hy cho làm thì cũng cần biết rằng tất cả mọi sự thâm thúy trong bộ ngọc này là do một người đã học và hiểu sâu rộng văn hóa Trung quốc của người Hán, văn hóa đã có từ ngàn đời. Sở dĩ như vậy vì Khang Hy (tên từ nhỏ là Huyền Diệp) có mẹ là người Hán có tên là Đông Giai Thị, chỉ là thứ phi của Thuận Trị. Bà họ Đông này khi sinh ra Huyền Diệp được lấy tên người Mãn. Khi con lên ngôi là Khang Hy thì được chức là Từ Hòa Hoàng Thái Hậu. Như vậy Khang Hy có 50% là người Hán nên hiểu văn hóa Hán là không khó.

Ngày nay, được biết rất nhiều bài thơ của Khang Hy và nhất là nhiều thơ của Càn Long. Khi so sánh thì thấy văn của Khang Hy thâm thúy hơn của Càn Long rất nhiều dù rằng sử cho rằng Khang Hy lúc còn sống đã rất mến tài của cháu nội là Hoằng Lịch (Càn Long sau này).

 

Có thể nhận một sự khó hiểu, không giải thích thỏa đáng, đó là bốn chữ khắc trên đầu cây ngọc 8 cạnh như hình dưới đây:

thuận trị thông baao 16                                                                                   Bốn chữ trên đây: "NHẬT ĐẠO ĐẤU KIM"

Thật tình khó mà suy diễn người cho khắc 4 chữ này muốn nói điều gì?

Trong khi tất cả các chữ khác được khắc thì rõ ràng để chúc thọ cho một người mà người duy nhất được khắc tên là Thuận Trị.Nhưng 4 chữ

Nhật Đạo Đấu Kim thật là khó hiểu. Hay là người chủ bộ ngọc này muốn nói lên một uẩn khúc mà không nói thẳng, nói trắng ra được.

Đến đây không thể không cảm nhận được bi kịch mà cả hai cha con Thuận Trị và Khang Hy đã phải lâm vào.

Thuận Trị mới 6 tuổi phải lên ngôi Hoàng Đế với tất cả các lễ nghi và cuộc sống bị ràng buộc, mọi việc đều do những người khác sắp xếp để cậu bé này  phải làm theo. Từ khi Thuận Trị lên ngôi năm 1644 đến cuối năm 1650, Đa Nhĩ Cổn, người chú Nhiếp Chính Vương và mẹ ruột là Hiếu Trang Hoàng Thái Hậu quyết định đồng thời kiểm soát Thuận Trị gắt gao. Đến khi Đa Nhĩ Cổn chết năm 1650, thì còn mẹ Hoàng Thái Hậu lo việc triều đình. Có lẽ vì bị ràng buộc từ nhỏ nên chỉ nghĩ đến thoát trần qua việc sùng đạo Phật... Rồi đến khi yêu thương bà Đổng Ngạc Phi, sinh một hoàng tử bị chết non, sau đó chính bà Phi này cũng từ trần. Sau đó bản thân Thuận Trị bị tàn phá đầu và mặt..

.Nếu Thuận Trị thật sự đi tu thì đây là sự kiện lịch sử tuy siêu thực nhưng cũng có thể xảy ra.Có thể vì Thuận Trị tự nhận thấy chính mình đã may mắn nhiều lần, không thể có thêm nhiều may mắn hơn để kiếp sau chịu nhiều thảm kich. Nhất la hoàng đế mà đầu mặt bị tàn phá thì sung sướng gì. Đi tu thì không ai còn thấy dung nhan đó nữa.

Thuận Trị Thông Bảo 1                                                                                          Trên đây là hình người của bộ ngoc

 Về phần Khang Hy, nếu truyền thuyết đúng là Thuận Trị thoát thân đi tu thì 8 tuổi Khang Hy lên ngôi phải đối phó với bao nhiêu vấn đề của giang sơn xã tắc vì người Hán chưa phục người Mãn, thế lực của nhà Minh vẫn còn như Loạn Tam Phiên (Ngô Tam Quế, Thượng Khả Hỷ, Cảnh Tỉnh Trung, Trịnh Thành Công) còn kéo dài đến 1681 là năm Khang Hy thứ 19. Nội bộ thì Ngao Bái lộng quyền lấn át vua còn quá nhỏ. Tự Khang Hy chỉ biết làm theo sự an bài của Ngao Bái. May thay, Khang Hy và bà nội là Hiếu Trang Hoàng Thái Hậu đều là anh hùng về chính trị nên  phải nhẫn nhục khuất phục Ngao Bái suốt 8 năm mà không lộ vẻ gì đến năm 16 tuổi mới giết người phụ chính này để nắm lại quyền. Nếu thực sự Thuận Trị còn sống trong 8 năm Ngao Bái lộng quyền thì Khang Hy đã phải ngậm đắng nuốt cay vì cha mình đã bỏ rơi mình quá sớm...Đến khi tự Khang Hy nắm quyền cũng không thể cho cha mình thấy mình đã nối tiếp xuất sắc sự nghiệp mà tổ tiên để lại lúc còn ngổn ngang cho một cậu bé 8 tuổi. Nếu Khang Hy cho khăc bộ ngọc cũng để phần nào nguôi ngoai tâm sự vô cùng mâu thuẫn của một đại đế có nhiều uẩn khúc.

Mong sẽ có nhiều độc giả hiểu biết hơn giúp cho làm sáng tỏ nghi vấn này.

Dù gì đi nữa thì khi chính sử đã ghi thì không thể sửa lại được vì lịch sử do con người viết chứ không ngược lại. Nhưng bộ ngọc có thể góp một phần vào một huyền thoại và là một trong những bí ẩn lớn nhất của nhà Thanh và Trung Quốc.

 

Hủ Thuận Trị 5

                                                                    Chú thích: đề hiệu "Đại Thanh Thuận Trị Niên Chế" của đồ sứ.

 

 

 

 

 

 

9 juillet 2016

CẶP BÌNH UNG CHÁNH HOÀNG ĐẾ BAN CHO ĐẠI TƯỚNG NIÊN CANH NGHIÊU NĂM 1724

 

 

Nien canh nghieu 2

MÔ TẢ:

Cặp bình sứ có dáng như hai đèn lồng báo hỷ.

Chiều cao 40 cm.

Chiều ngang đáy: 30cm.

Nắp chiều ngang: 16 cm.

Chạy vòng tròn phía trên bình có vòng nổi rất khó thực hiện xin tạm gọi là mí mắt của bình.(Tiếng Anh là LID)

Từ trên nhìn xuống có bốn chữ :          NHƯ Ý CÁT TƯỜNG

Cũng từ trên nhìn xuống có vòng chữ:

   ĐẠI THANH UNG CHÁNH NHỊ NIÊN XUYÊN THIỂM BÌNH TÂY ĐẠI TƯỚNG QUÂN NIÊN CANH NGHIÊU BÌNH PHẢN HỮU CÔNG BẢO BỐI

 

Cả hai bình đều ghi bài thơ ĐĂNG LÂU của ĐỔ PHỦ:

                                                                        ĐĂNG LÂU

                                             HÓA CẬN CAO LẦU THƯƠNG KHÁCH

                                             TÂM VẠN PHƯƠNG ĐA NẠN BỈ

                                             ĐĂNG LÂM CẨM GIANG XUÂN SẮC

                                             LAI THIÊN ĐỊA VƯƠNG LUẬT PHÙ

                                             VÂN BIẾN CỔ KIM BẮC CỰC

                                             TRIỀU ĐÌNH CHUNG BẤT KHẢO TÂY

                                             SƠN KHẤU ĐÀO MẠC TƯƠNG TRANH

                                             KHẢ LIÊN HẬU CHỦ HOÀN TỪ

                                             TRIỀU NHẬT MỘ LIÊU HẠC LƯƠNG

                                                                    PHỦ NGÂM

                                                                         HỶ

 

              Cặp bình này là sứ hầm hai lần (Biscuit).

Ung Chánh Niên Canh Nghiêu

CT: Nắp đề chữ NHƯ Ý CÁT TƯỜNG.

Vòng quanh là câu: "ĐẠI THANH UNG CHÁNH NHỊ NIÊN...."

                                                                                                              

Ung Chánh Hoàng Đế 001                                                                            Chú thích: Chân dung Ung Chánh Hoàng Đế.(Ảnh Wikipédia)

 

Nhận xét về ý nghĩa lịch sử của cặp bình:

Như vậy cặp bình này là của Ung Chánh ban cho Đại Tướng Niên Canh Nghiêu năm 1724, khi dẹp được giặc người Hồi Khosotes ở Tây Bắc là vùng Thanh Hải hiện nay.

Sự kiện lịch sử có thật này là và quan hệ của Ung Chánh và Niên Canh Nghiêu là một nghi vấn chưa sáng tỏ cho đến ngày hôm nay. Cũng như bản tính, con người, đối xử anh em, quần thần... của Ung Chánh là một vấn đề chưa được rõ khiến cho hậu thế không biết Ung Chánh là một minh quân hay là bạo chúa.

Sự kiện lịch sử ghi trong cặp bình có thể tóm tắc như sau:

- Ung Chánh lên ngôi khi Khang Hy qua đời cuối tháng 12 năm 1722. Năm 1723 là năm Ung Chánh Nguyên Niên. Vừa mới lên ngôi thì Ung Chánh đã phải đối phó với sự bất phục của gần hết các hoàng tử anh em khác. (Cuộc chiến Cửu Vương Đoạt Vi mà cuối cùng Dận Chân Ung Chánh đã dành được phần thắng).

 Chưa ngồi yên trên ngai vì thù trong chính gia đình thì tháng ba năm 1723, thủ lĩnh người KhoshotesHồi Giáo cướp phá và chiếm nhiều lãnh thổ phía Tây Bắc Trung Quốc, vùng Thanh Hải ngày nay.(Thủ lãnh cuộc nổi loạn là La Bối Tạng). Để đối phó với trận giặc đầu tiên của triều đại mình, Ung Chánh phong cho tướng lãnh tin cậy nhất của mình là Niên Canh Nghiêu làm "BÌNH TÂY ĐẠI TƯỚNG QUÂN".(Trong lúc đó chức vụ của Niên Canh Nghiêu là XUYÊN THIỂM TỔNG ĐỐC như ghi trong cặp bình. Tổng Đốc là tướng lãnh phụ trách việc binh cơ của một tỉnh. Niên phụ trách cả hai tỉnh Tứ Xuyên và Thiểm Tây nên gọi là Xuyên Thiểm Tổng Đốc.

Phó tướng của Niên Đại Tướng là Nhạc Chung Kỳ, hậu duệ của Nhạc Phi.

Nếu Niên Đại Tướng không dẹp được giặc ngoài thì Ung Chánh sẽ không thể ngồi yên trên ngài vàng với nội loạn của Bát Vương.Tương lai và sự nghiệp của Ung Chánh đặt hết trong con bài Niên Canh Nghiêu.

Tháng 5 năm 1723, Niên Canh Nghiêu xuất quân. Theo nhiều tài liệu thì số quân của Niên và Nhạc là 300.000 quân trong khi giặc chỉ có không tới 100.000.

Ung Chánh phải ngồi cả trên hai lò lửa đến tháng giêng 1724 (sự chống đối của các hoàng tử anh em và trận chiến biên giới chống người Khoshotes). Nếu Đại Tướng Niên và Phó Tướng Nhạc không thắng ở biên giới, thì Ung Chánh khó giữ ngai vàng vì chắc chắn các hoàng tử khác sẽ không phục.

Cuối tháng giêng hoặc đầu tháng hai, UNG CHÁNH nhị niên, Niên Canh Nghiêu báo tin toàn thắng và xin phép làm một số việc như truy tìm thủ lĩnh La Bối Tạng đang đào thoát, bình định địa phương... Tháng 5 năm 1724, Niên Canh Nghiêu kéo quân về ra mắt Ung Chán và Ung Chánh ra Ngọ Môn đón.

Cũng cần nhắc lại, dã sử qua các truyện và phim coi được cho đến nay đều cho rằng Niên là một trong hai người đã giúp Ung Chánh lên ngôi Hoàng Đế. Người còn lại là Long Khoa Đa, cận thần của Khang Hy. Dư luận cho rằng Long Khoa Đa là người đổi di chúc của Khang Hy đề tên Dận Chân vào để lên ngôi là Ung Chánh. Còn Niên Canh Nghiêu là người đem quân trấn giữ Bắc Kinh và khống chế quân của các hoàng tử khác, tránh việc cướp ngôi.v.v...

Cần biết rằng Niên là anh ruột của Đôn Túc Hoàng Quí Phi của Ung Chánh.

Về sau cả Niên Canh Nghiêu và Long Khoa Đa đều bị bức tử vào năm 1726 và 1728. Cả hai đều có quan hệ gia đình với Ung Chánh. Niên là anh rể, Long là bà con xa của Khang Hy mà Ung Chánh gọi hàng chú.

 

Nhận xét về cặp bình:

- Nhìn nước men có thể biết cặp bình hầm hai lần và chắc chắn là hầm trong lò của Nội Vụ Phủ. Nội Vụ Phủ là cơ quan lo tất cả mọi việc để phục vụ cho Hoàng Đế và tất cả cho mọi người từ ăn mặc, đồ đạc, trang trí... trong hoàng cung. Từ năm 1691, vua Khang Hy lệnh cho Nội Vụ Phủ thành lập "Ngự Diêu Xưởng" là nơi nghiên cứu sản xuất đồ sứ theo ý vua rồi sau đó truyền đến các lò ngự dụng ở Cảnh Đức Trấn sản xuất theo mẫu mã được ghi rõ trên giấy. Ngự Diêu Xưởng còn có lò hầm để hoàn thành nhiều món sành sứ đã chuẩn bị sẵn từ Cảnh Đức Trấn đưa về đem thẳng vào lò. Hình như lò hầm trong Ngự Diêu Xưởng gọi là TRIỀU BÀN TRÙ.

 

 Có những món đã chuẩn bị hình dáng đồ sứ, hầm một lần ở Cảnh Đức Trấn rồi chở về để các nghệ nhân thuộc Nội Vụ Phủ trang trí, vẽ màu, viết chữ...để hoàn thành trong lò Ngự Diêu như cặp bình này.

- Như vậy, cặp bình này phải được chuẩn bị trong thời gian 3 tháng từ đầu tháng hai đến tháng năm 1724. Cho nên thai cốt của cặp bình đã có sẵn ở Bắc Kinh. Ba tháng không đủ cho Cảnh Đức Trấn lấy đất làm ra dáng, để khô, trang trí, viết chữ...rồi chở về Bắc Kinh. Nếu làm kịp, về tới mắt Ung Chánh mà không vừa ý thì không ai có thể trở tay làm theo ý trời. Cho nên, chỉ có cách là lấy bình đã sấy khô, cho thợ viết trong xưởng rồi hầm để dâng lên ngự lãm, nếu được thì ban cho, nếu không thì đập bỏ tại chỗ. Hình dáng của cặp bình đặc biệt ít có, chưa hiểu tại sao?

- Bài thơ của Đổ Phủ được viết lên cặp bình, chắc chắn là do ý của chính Hoàng Đế.

- Cặp bình toát ra một sự trang nghiêm, có phần khắc khổ vì không hề có một sự trang hoàng nào khác như là một chiếu chỉ làm trên đồ sứ.

- Nhưng sáng kiến đưa một sự kiện lịch sử có thật vào đồ sành sứ là một ý nghĩ rất lạ, có lẽ là ý muốn của Ung Chánh. Đây là một tác phẩm của thời kỳ Ung Chánh mới lên ngôi nên chất lượng và nghệ thuật chưa đặc sắc. Càng về sau, Ung Chánh đã đích thân nghiên cứu để thúc đẩy cải tiến sành sứ đến những đỉnh cao không đời nào sánh được.

 

Nhận xét về con người của Ung Chánh qua cặp bình có thơ Đổ Phủ:

Bài thơ ghi trên cặp bình do Đổ Phủ làm ở Thành Đô Tứ Xuyên năm 764, sau khi Quách Tử Nghi đánh đuổi giặc Thổ Phồn. Qua bài thơ, Đổ Phủ cho thấy ông ta có một tầm nhìn vượt thời gian rất xa.

VÂN BIẾN CỔ KIM BẮC CỰC

...

SƠN KHẤU ĐÀO MẠC TƯƠNG TRANH

LAI THIÊN ĐỊA VƯƠNG LUẬT PHÙ

Từ thế kỷ 8 đến nay, thế kỷ 21, sự thực vẫn xảy ra là Trung Quốc luôn phải luôn đối phó với phía Tây và Bắc như thời tiết thay đổi phải chứ không bình yên. Đến nay, Thanh Hải và Tây Tạng vẫn là hai nơi luôn luôn có sự chống đối chính quyền Bắc Kinh.

Người Việt cũng biết Đổ Phủ nhiều, nhất là qua câu: "Nhân sinh thất thập cổ lai hy".

Về con người của Ung Chánh qua cặp bình và thơ của Đổ Phủ có thể nhận thấy:

- Ung Chánh là thế hệ thứ ba của người Mãn sau Thuận Trị và Khang Hy thống trị Trung Quốc nhưng đã thấm nhuần và đồng hóa với văn hóa Trung Quốc nên mới biết và hiểu hết về tất cả mọi nghệ thuật như thi, họa, sành sứ... Thậm chí trong văn hóa và nhất là sản xuất sành sứ, cả ba vua liên tiếp là Khang Hy, Ung Chánh và Càn Long, trong hơn 130 năm đã biết nghiên cứu học hỏi từ nghệ thuật của người Hán từ ngàn đời trước để đưa đồ sành sứ đến đỉnh cao nhất trong chất lượng và cả số lượng.

Cho đến ngày nay những tuyệt phẩm sứ đắc giá nhất về sành sứ Trung Quốc chì thuộc ba đời vua là:

1- Thành Hóa nhà Minh 

2- Ung Chánh đời Thanh.

3- Càn Long đời Thanh.

Trong 3 đời vua này có Ung Chánh chỉ cai trị 12 năm nhưng để lại rất nhiều đồ ngự dụng xuất sắc, có thể thấy về số lượng và chất lượng hơn hẳn đời Khang Hy và không kém đời Càn Long. Khang Hy thì có 61 năm, Càn Long 60 năm. 

Ung Chánh cũng không hẹp hòi trong việc tạo điều kiện cho nhiều người tài đến từ phương trời khác như  họa sĩ vừa là giáo sĩ dòng tên gốc Ý là Giuseppe Castiglione, tự là Lángshining(1688-1766) vẽ nhiều bất tranh đầy ý nghĩa còn lưu lại cho đến ngày nay như các tác phẩm:

- Bách Tuấn Mã (One Hundred Horses).

- Chúc Nhiều Điều May. Vẽ năm Ung Chánh Nguyên Niên 1723.

- Cúng Tết Đoan Ngọ. Vẽ năm 1732.

....Tất cả các tác phẩm của họa sĩ này vẽ trong thời Ung Chánh đều có ý hoặc do Ung Chánh ra đề tài.

Trước đó, nếu ai có đại công và khi qua đời thì các vua thường ban cho liễn trướng ghi mấy chữ nhưng có lẽ Ung Chánh là vua đầu tiên ban cho Niên Canh Nghiêu một món đồ sứ ghi rõ tên, chức vụ và chiến công của chính Niên. Rồi cũng không thấy các vua sau làm theo là ghi tên người được tặng vào món sành sứ. Có thể thấy ngay có hai lý do:

- Niên Canh Nghiêu đã gây một tiền lệ xấu cho sành sứ của Hoàng Đế chỉ định ban riêng. Vì không lâu sau khi được tặng thì người được tặng là Niên Canh Nghiêu bị thất sủng, bị bức tử và tài sản bị tịch thu. Sau đó mười năm còn lại cai trị của Ung Chánh không có ai lập đại công như Niên. Cũng có thể Ung Chánh tự thấy không nên quá ưu ái thuộc cấp có công để đến nổi sau đó trừng trị thẳng tay.

- sành sứ là đồ dễ bể nên đồ quí của Hoàng Đế ban cho phải có chỗ đễ an toàn Nếu được ban cho rồi lỡ tay làm bể đi thì phải chịu tội khi quân thì thật khó xử cho cả Vua lẫn tôi. Có lẽ vì vây mà khó thấy món đồ sành sứ khác được ghi tên người được ban như cặp bình này.

 

Ung Chánh Niên Canh Nghiêu 11

             Chú thích: Hàng chữ nhỏ bên ngoài ghi: ĐẠI TƯỚNG NIÊN CANH NGHIÊU BÌNH PHẢN HỮU CÔNG BẢO BỐI

 

- trong lúc đầu óc lo việc lớn, Ung Chánh vẫn can dự vào những việc rất nhỏ như làm ra món đồ sứ để thưởng công Niên Canh Nghiêu. Và món quà này có tính chất tư tưởng là lấy việc xưa cách đó hơn 10 thế kỷ để nói chuyện vừa xảy ra. Chứng tỏ trong lúc đó, năm 1724, Ung Chánh rất ưu ái Niên Đại Tướng. Thế mà khoảng thời gian hai năm sau, đến năm 1726 là năm Niên bị bức tử thì có lẽ Niên đã làm mất lòng Hoàng Đế qua nhiều chuyện nên Ung Chánh mới xuống tay, dù Niên là người nhà. Việc này cho thấy Ung Chánh rất nghiêm và khe khắt với người thân. Có lẽ sợ quốc pháp không nghiêm. Qua đó mà thấy, Ung Chánh là người vì việc nước, việc chung chứ không dung dưỡng bất cứ ai. Cho nên chỉ sau 12 năm trị vì, đến khi Càn Long lên ngôi thì Trung Quốc ổn định về mọi mặt: quân sự, chính trị, tài chánh, xã hội...

Trong khi những người không thân thuộc nhưng trung thành, và có lẽ không có bè phái thì được yên thân như Trương Đình Ngọc, Lý Vệ...

Ngày nay, ở Bắc Kinh và Đài Loan có công bố các sử liệu cho thấy Ung Chánh làm việc với cường độ cao hơn Khang Hy và Càn Long. Ung Chánh yêu nghệ thuật nhưng không vung tiền ra để lập những bộ sưu tập riêng đồ sộ và tốn kém như Càn Long.

Đến đây không thể không phân tích và tổng hợp mối quan hệ phức tạp giữa Ung Chánh và ba anh em nhà họ Niên là Tuần phủ Niên Hy Nghiêu( NIAN XIYAO), Đại tướng Niên Canh Nghiêu và Phúc Tấn Niên Thị. 

Tuần phủ tỉnh Hồ Bắc thời Khang Hy là Niên Hà Linh sinh ra ba người con đều có quan hệ mật thiết với Tứ Hoàng Tử Dận Chân sau là Ung Chánh Đế:

1- NIÊN HY NGHIÊU (1678-1738, tiếng Anh và Pháp viết NIAN XIYAO:

Ông này được hậu thế biết là vị quan coi các lò ngự dụng từ 1726 đến khi chết năm 1736. Nhiều sách vở cho rằng có loại sành sứ gọi là Niên Diêu(Nian yao) nhưng không rõ ông ta xuất sắc về sứ gì, và tuyệt đối không có đồ sành sứ đề họ Niên. Nhưng ông ta là một người đam mê học nhiều môn khoa học như toán học, hình học, y khoa....

Điều đặc biệt vô cùng quan trọng cho sành sứ của Trung Quốc là sau khi Niên Hy Nghiêu đến phụ trách các lò ngự dụng ở Cảnh Đức Trấn thì không bao lâu sau, Ung Chánh đã cử đến một thiên tài có một không hai trong sản xuất sành sứ từ cổ chí kim là ông Đường Anh. Điều này chứng tỏ Ung Chánh đặc biệt yêu thích đồ sứ và quan tâm đến việc sản xuất cho chính mình và cho cung đình. Không trách gì đồ sứ thời Ung Chánh trong thời gian ngắn đã để lại vô số đồ sứ tuyệt đẹp vì có sự hợp tác của hai thiên tài là Niên Hy Nghiêu và nhất là Đường Anh, cũng có thể có cả họa sĩ giáo sĩ người Ý là Giuseppe Castiglione Langshining góp phần để có đồ sành sau này gọi là Dương Thái, Pha Lang Thái... là đồ sứ vẽ màu kiểu Châu Âu.

Năm 1724, sau khi em ruột ông ta là Đại Tướng Niên Canh Nghiêu thắng trận ở biên giới mà chiến công được ghi trên cặp bình này, Niên Hy Nghiêu được Ung Chánh cho làm tuần phủ tỉnh Quảng Đông. Lúc đó Quảng Đông đang bị hạn hán và nạn dịch sốt rét làm hàng ngàn người chết.  Chỉ trong mấy tháng ở Quảng Đông mà đầu năm 1725, Niên Tuần Phủ viết ra một cuốn sách về nạn dịch này trong đó muốn tìm ra nguyên nhân bệnh dịch. Dịch qua tiếng Anh "Treatise on febrile epidemics".(Tạm dịch "Tìm hiểu về dịch sốt rét")

Không bao lâu sau đó, tháng 4 năm 1725, em của Niên Hy Nghiêu là Niên Canh Nghiêu thất sủng nhưng còn sống đến đầu năm 1726. Không biết do trùng hợp hay do người anh bị ngược đãi, em gái của Niên Đại Tướnh là Niên Phúc Tấn của Ung Chánh qua đời tháng 11 năm 1725.

Rồi chính Niên Hy Nghiêu cũng mất chức tuần phủ và chuyển về quản lý các Lò Ngự Dụng Cảnh Đức Trấn nhưng thuộc Nội Vụ Phủ, lúc đó do hoàng tử em thứ 13 của Ung Chánh là Dận Tường DI THÂN VƯƠNG điều khiển.

Niên Hy Nghiêu, ngoài ra năm 1729 còn viết cuốn sách "THỊ HỌC" về hình học ứng dụng trong hội họa và kiến trúc trong lúc điều khiển sự sản xuất sành sứ ngự dụng.. Điều đặc biệt là trong sách này Niên Hy Nghiêu có cho biết đã học nhiều ở giáo sĩ dòng Tên (Jésuite) nổi tiếng là Giuseppe Castiglione tự là Langshining ( 1688- 1766)để viết ra cuốn sách này.(tên Tiếng Việt của giáo sĩ này là LANG THẾ NINH. Giáo sĩ này là quan công họa  suốt 50 năm qua 3 đời vua liên tiếp là Khang Hy, Ung Chánh và Càn Long. Chứng tỏ Niên là người biết kết hợp sự hiểu biết của Đông và Tây trong ứng dụng vào nghệ thuật và kiến trúc. Niên là người có đầu óc cởi mở trong nghệ thuật, tìm học hiểu sự hay tốt của hai bên để đi xa hơn. Chính Castiglione Langshining cũng biết kết hợp Đông Tây nên để lại nhiều tác phẩm bất hủ cho đến ngày nay.

Sách "Thị Học" này được tái bản năm 1735, ba năm trước khi Niên Hy Nghiêu chết là năm 1738.

Tô Ung Chánh 38 cm 3                                                                  CT: Tô lớn 38 cm, có thể làm dưới thời Ung Chánh và do Niên Hy Nghiêu phụ trách  

                                                                                                                                                    sản xuất ở Cảnh Đức Trấn..

2- NIÊN CANH NGHIÊU (1679- 1726), tiếng Anh và Pháp là Nian Gengyao:

Năm 1700, Nghiêu đỗ tiến sĩ, làm việc ở Viện Hàn Lâm chức Nội Các Học Sĩ, từ đó quen biết nhiều hoàng tử và quan lại trong triều. Nhưng Nghiêu qua lại nhiều nhất với Tứ Hoàng Tử Dận Chân. Đến năm 1709, Dận Chân được phong làm Ung Thân Vương. Cũng năm đó, em gái của Nghiêu là Niên Thị được làm Phúc Tấn của Ung Thân Vương. Cũng năm 1709, Canh Nghiêu được bổ làm Tuần Phủ Tứ Xuyên. Cùng một triều,hai cha con là Niên Hà Linh và Niên Canh Nghiêu đều là quan đầu của hai tỉnh trong khi cả Trung Quốc chỉ có 18 tỉnh.

Những sự kiện này chứng tỏ nhà họ Niên đã đầu tư vào Ung Thân Vương 13 năm trước khi Dận Chận lên ngôi. Và cũng cho thấy rằng ảnh hưởng của Ung Thân Vương đã quan trọng với Khang Hy từ lâu rồi nên cả hai cha con họ Niên đều làm tuần phủ.

Đến năm 1717, Khang Hy thứ 56, giặc Dzungar, là một giống dân du mục nổi lên chiếm vùng Tây Tạng. Đề đốc Tứ Xuyên là Khang Thái đưa quân đi đánh thì bị quân tình nội loạn không điều đi được, không dẹp được giặc. Niên mật báo về triều đình xin cho mình tự giải quyết loạn này. Vua Khang Hy cho Niên Canh Nghiêu là quan văn kiêm luôn quân sự là chức Tổng Đốc. Canh Nghiêu dẹp được loạn này nên được trọng đãi. Đến năm 1720, Niên Canh Nghiêu là Xuyên Thiểm Tổng Đốc coi hai tỉnh  Tứ Xuyên và Thiểm Tây. Cần nói rõ tuần phủ là quan đầu tỉnh lo về mọi việc hành chính, kinh tế, xã hội...nhưng không chỉ huy quân sự. Chỉ huy quân sự ở tỉnh là đề đốc, chỉ vâng lệnh triều đình. Nơi nào cần thiết như Tứ Xuyên có loạn, Hoàng đế mới phong một Tổng Đốc, vừa là tuần phủ vừa là dề đốc để điều quân.

Cuối năm 1722, khi Khang Hy qua đời, theo truyền thuyết thì Ung Chánh lệnh cho Niên Tổng Đốc đem quân về kinh đô để khống chế lực lượng của các hoàng tử khác.

Chỉ mấy tháng sau, Ung Chánh phong Niên làm Bình Tây Đại Tướng Quân đi dẹp loạn ở Tây Bắc.

Cũng theo truyền thuyết , sau khi thắng trận và ỷ có nhiều công với Ung Chánh, và cũng là người trong gia đình Hoàng Đế, Niên phạm nhiều tội khi quân và lộng quyền với Vua và các đại thần. Có lẽ Niên Canh Nghiêu quá coi thường Ung Chánh và quên rằng Ung Chánh là vị Vua có nhiều thủ thuật vô cùng tinh vi để theo dõi tất cả các đại thần từ trong cung đình đến các tỉnh. Ung Chánh là người luôn cảnh giác với người chung quanh và các quan lại. Nhất cử nhất động của từng quan lại, Ung Chánh đều biết hết, từ điểm tốt đến tật xấu, từ lối sống đến đạo đức hàng ngày của các quan lại...Ung Chánh đều cho theo dõi hết. Sự thông minh của Ung Chánh là những mật báo viên và những báo cáo của họ đều được đưa về và chỉ có Ung Chánh là người duy nhất đọc được. Không ai biết được Ung Chánh có bao nhiêu mật báo viên, là người nào .v.v.. 

Cho nên, chưa tới hai năm sau khi Niên Canh Nghiêu được lên nhất đẳng đại thần, là Thái Bảo, là Đại Tướng... , tháng 3 năm 1725,Ung Chánh đã cho kể 92 tội của người anh rể để giáng chức rồi sau đó, Niên cố kêu oan và đàn hặc nhiều điều, nên bị giam và bị tự xử đầu năm Ung Chánh tứ niên là năm 1726. Đúng hai năm hai khi Đại Tướng Niên được thưởng cặp bình với bài thơ bất hủ này. 

Niên Canh Nghiêu còn để lại cuốn "NIÊN CANH NGHIÊU BINH PHÁP" ghi lại các dùng binh. Nhưng đến nay dư luận cho rằng sách này là chép lại và thêm thắt chứ không phải Niên Canh Nghiêu viết ra.

Niên Canh Nghiêu 001                                                                                 Chú thích: NIÊN CANH NGHIÊU, ảnh WWikipédia.

 

Sử không viết rõ là tài sản của Niên Canh Nghiêu có bị tịch thu hay không  nhưng cặp bình có ghi rõ năm 1724 này được may mắn còn lại cho đến ngày nay để làm chứng nhân cho quan hệ phức tạp giữa Ung Chánh và Niên Canh Nghiêu.

3- NIÊN THỊ, truy phong Đôn Túc Hoàng Quí Phi:

Người em gái của Niên Hy Nghiêu và Niên Canh Nghiêu này không rõ tên thật và năm sinh.

Chỉ biết năm 1709, khi Tứ Hoàng Tử Dận Chân được phong làm Ung Thân Vương thì Niên Thị vào làm Phúc Tấn của Ung Chánh. Co nghĩa là vợ thứ của Vương.

Ung Chánh cũng ưu ái người này nên cho ra đời được ba trai, một gái nhưng tất cả đều chết sớm. Thật là một điều không hay cho Ung Chánh và cả gia đình họ Niên.

Nhìn kỹ diến biến của từng người trong ba anh em họ Niên có qua lại với Ung Chánh thì sau khi Niên Canh Nghiêu bị thất sủng mấy tháng thì Niên Phúc Tấn qua đời vào tháng 11 năm 1725.

Ung Chánh cũng vẫn truy phong là Đôn Túc Hoàng Quí Phi, dù người anh đang bị trọng tội.

Sau khi giáng chức Niên Tổng Đốc, Ung Chánh cũng chuyển Niên Hy Nghiêu từ chức tuần phủ Quảng Đông về quản lý các lò Ngự Dụng Cảnh Đức Trấn, năm 1726. Chức vụ ở Cảnh Đức Trấn của Hy Nghiêu không được liên lạc thẳng với Hoàng Đế như chức Tuần Phủ mà phải qua Nội Vụ Phủ, lúc đó do người em thứ 13 của vua là Dận Tường đứng đầu.

Như vậy, chỉ trong năm 1725, cả ba anh em nhà họ Niên, từ chỗ cả ba đều được Hoàng Đế trọng dụng rơi vào thảm cảnh là Canh Nghiêu và Niên Thị mất mạng, Hy Nghiêu mất chức đầu tỉnh quan trọng nhất của Trung Quốc. 

Niên Hy Nghiêu có lẽ là không dám tham vọng nhiều chỉ chăm chú vào khoa học và vẫn lao vào  việc trông coi Cảnh Đức Trấn nên để lại tiếng rất tốt cho việc nghiên cứu khoa học và sành sứ Trung Quốc. Ông ta còn sống đến năm 1736 và được giới nghiên cứu đến ngày nay cho rằng ông ta đã có công trong cải tiến đồ sứ ngự dụng. Nhưng không có bằng chứng gì cụ thể là ông Niên đã làm những loại sứ gì.

Có phải là Niên Hy Nghiêu có may mắn làm việc với ông Đường Anh hay không?

Ông Đường Anh là người duy nhất được hai cha con hoàng đế là Ung Chánh và Càn Long cho ghi tên trên vài tác phẩm ngự dụng cùng với tên và niên đại của vua.  Hình dưới đây lấy từ Bồn Đường Anh làm cho Ung Chánh xử dụng, ghi rõ chức vụ và tên Đường Anh: "...ĐẠI THANH UNG CHÁNH NỘI VỤ PHỦ ĐƯỜNG ANH ĐỐC QUẢN..."

Bốn chữ trong ô vuông là "CUNG ĐÌNH CHUYÊN DỤNG"

 

Đường Anh Đốc Quản

 

 Ông Niên Hy Nghiêu hoàn toàn không có tên trên bất cứ món đồ sứ nào.

Có điều chắc chắn rằng Hy Nghiêu là người có chức vụ điều khiển ông Đường Anh vì ông ta nguyên là quan đầu tỉnh đổi về điều hành Cảnh Đức Trấn. Cón ông Đường Anh vẫn còn thuộc Nội Vụ Phủ ở Bắc Kinh và như vậy lo về kỹ thuật làm đồ sứ với chức Đốc Quản, tiếng Việt là quản đốc, chưa phải thuộc hàng quan lại như Niên Hy Nghiêu.

Qua cặp bình này, có thể thấy Ung Chánh muốn đánh dấu lịch sử bằng một tác phẩm sứ, là một sáng kiến chưa có đời nào nghĩ và thực hiện. Cặp bình này là chứng nhân của nhiều việc:

- sự kiện lịch sử là Niên Canh Nghiêu dẹp giặc ở Tây Bắc Trung Quốc năm Ung Chánh Nhị Niên, là năm 1724 dương lịch.

- lòng ưu ái của Ung Chánh với Niên Canh Nghiêu trước năm 1725. Sau đó Niên Canh Nghiêu thất sủng rồi phải tự xử năm 1726. Chỉ trong hai năm mà quan hệ vua tôi thắm thiết biến thành thảm kịch ghi trong lịch sử cho đến ngày nay. Dã sử đã cho rằng Ung Chánh là ông vua ác đã để lại nhiều vụ án quá nặng nề trong đó có vụ bức tử Niên Canh Nghiêu.

- nhưng khi đứng trước cặp bình, không thể không có cảm giác về sự ưu ái đặc biệt của Ung Chánh đối với Niên Canh Nghiêu.Cặp bình với bài thơ bất hủ của đại thi hào ĐỖ PHỦ toát ra một sự trân trọng của Ung Chánh với công trạng của Niên Canh Nghiêu, còn chuyện sau đó là khác đi.

 Cuối tháng 1 năm 2016, Đài TRUYỀN HÌNH ICTV, đài truyền chính thức về Văn Hóa Trung Quốc có đưa lên Youtube một vidéo về vấn đề tại sao Niên Canh Nghiêu bị Ung Chánh bức tử. Tư liệu này cho thấy tìm được hai văn bản do chính Ung Chánh gởi cho Niên Canh Nghiêu.

Tài liệu này cũng nhắc là sau đại thắng của Niên, ngoài vô số phần thưởng cho cả Niên và Long Khoa Đa. Trong số đồ thưởng có ghi Ung Chánh cho đặt bàn ghế gỗ để ban cho nhưng không thấy ghi nhận đồ sứ.

Người thuyết minh phim này nhắc đi lại, không biết tại sao Niên Canh Nghiêu lại thất sủng mau và thê thảm như vậy. Kể cả vua Càn Long sau này cũng không hiểu sự kiện này.

Phim tài liệu này đưa ra vài thủ bút của Ung Chánh đã nhắc nhở bằng hai văn bản kể trên đây, trong đó có câu ghi rõ bằng chữ tía:

"Chúng ta nên giữ cho chính mình và phải làm gương cho đời sau"

Nhưng Niên Canh Nghiêu vẫn không thay đổi cách đối xử có lẽ vì nghĩ rằng mình đã có đại công thì Hoàng Đế không thể xuống tay.

 

Như vậy, Niên Đại Tướng đã có nhiều hành động và ứng xử không đúng nên đã bị các quan mật tấu. Những vấn đề của Niên Canh Nghiêu sau khi lập đại công gồm (theo tài liệu truyền hình Trung Quốc):

- phạm tội khi quân qua nhiều việc như mạo danh Hoàng Đế cho ý kiến với các quan và các chư hầu ở biên giới phía Tây Trung Quốc như Tây Tạng, Mông Cổ... Khi vào yết kiến Hoàng Đế thì cưỡi ngựa đến gần mới xuông ngựa.

- nhận hối lộ để đề bạt quan chức. Theo mật thám của Ung Chánh thì Niên Đại Tướng đã nhận hối lộ đến 1 triệu lượng bạc từ các quan muốn thăng chức và số bạc khổng lồ này được dấu ở nhiều nơi khác nhau nhưng không qua mặt được Ung Chánh.

- ăn uống xa xỉ và lạm dụng của công phục vụ cho riêng mình. Thí dụ là huy động hàng ngàn người để lo cho bữa ăn hàng ngày của chính mình. Thịt thì tìm thú hiếm, rau chỉ ăn đọt non, trái cây chỉ ăn đồ tươi, có khi cho tìm rồi đem gấp từ cả ngàn cây số...để Đại Tướng vừa miệng.

Phim tài liệu cho biết có văn bản ghi là phải dùng 90 xe kéo để chở vàng và bạc của Niên Canh Nghiêu khi Niên Canh Nghiêu đã chết.

Kết luận, phim tài liệu chính thức của Trung Quốc cho rằng, lỗi là hoàn toàn do Niên Canh Nghiêu cậy công, coi thường mọi người, coi thường hoàng đế dù đã được nhắc nhở. Nếu biết thay đổi sau khi được nhắc nhở thì không đến nỗi bị bức tử.

 

Một vấn đề vô cùng may mắn là không hiểu sau khi Niên Canh Nghiêu bị thất sủng và bị tịch thu tài sản, không biết tại sao cặp bình này vẫn còn giữ nguyên vẹn cho đến ngày nay để làm chứng nhân đầy ý nghĩa của lịch sử. Cặp bình đang ở trong tay một tư nhân chuyên sưu tập ở Châu Âu. Chắc chắn rằng quà tặng của Hoàng Đế ban thì phải giữ thật kỹ và không được bán ra.

Sau khi cả hai anh em Niên Hy Nghiêu thất sủng và Niên Hy Nghiêu mất chúc đầu tỉnh Quảng Đông nhưng được cho đứng đầu các Xưởng Ngự Dụng ở Cảnh Đức Trấn từ năm 1726 và nhất là năm sau có mặt ông Đường Anh cạnh Niên Hy Nghiêu thì đồ sứ ngự dụng thời Ung Chánh tiến nhiều bước dài trong tất cả mọi công đoạn của sản xuất sứ. Trong việc đưa hai người này làm chung một chỗ và có kết quả vượt bực cho nghệ thuật sành sứ, cho thấy cách dùng người tài của Ung Chánh có hiệu quả mà không hề câu nệ Hy Nghiêu là anh ruột của người bị tội khi quân. Còn Đường Anh xuất thân là người Hán nô lệ. Nhờ Ung chánh mà hai ông này đi vào lịch sử và là hai người nổi danh nhất của sản xuất sanh sứ Ngự Dụng. Cũng không quên rằng Ung Chánh đặc biệt quan tâm đến việc cải tiến sản xuất đồ sứ cho Cung Đình.  Thấy được rằng chỉ 9 năm mà Niên Hy Nghiêu và Đường Anh làm chung ở Cảnh Đức Trấn dưới triều đại của Ung Chánh, để lại vô số tuyệt phẩm sứ ngự dụng mà người có duyên ngày nay được ngưỡng mộ.

Theo bà HE LI, trong tác phẩm La CERAMIQUE CHINOISE, dịch tiếng Việt là Sành Sứ Trung Quốc, xuất bản ở Pháp năm 2006 thì Ung Chánh cho tập trung tất cả sành sứ đẹp từ các đời Hán, Đường, nhất là Tống và Minh ở Nội Vụ Phủ và từ đó cho người sáng tác ra mẫu đồ sứ cho riêng thời của Ung Chánh. Mỗi mãu mã mới sáng tác phải vẽ trên giấy có khi 20 bản khác nhau để Ung Chánh chọn. Sau khi chọn mẫu trên giấy thì cho nghệ nhân thợ mộc tạc mẫu bằng gỗ và sơn màu theo ý vua sau đó gởi về cho Niên Hy Nghiêu và Đường Anh ở Cảnh Đức Trấn tổ chức sản xuất theo ý vua. Chỉ của Ung Chánh cũng như các hoàng đế khác từ trước ghi rõ số lượng phải làm ra và phải giao về Hoàng Cung đúng thời hạn do Hoàng Đế chỉ định.

Qua đồ sứ ngự dụng thời Ung Chánh, qua cặp bình này, có thể thấy rằng Ung Chánh là người có đầu óc và người biết khuyến khích người có tài, có công nhưng lại rất nghiêm khắc với người có tội, dù là anh em ruột như các hoàng tử khác chống lại ông ta, dù là người nhà đã có nhiều công lớn như trường hợp Niên Canh Nghiêu và Long Khoa Đa. Vì nhiều sự nghiêm khắc rõ ràng cho nên ngày nay, dã sử đánh giá Ung Chánh là một hoàng đế tàn ác nhất đời Thanh mà quên những mặt tốt khác của Ung Chánh.

_______________________________

 Hai hình dưới để phân biệt hai màu men ở Cảnh Đức Trấn và ở Bắc Kinh.

 

 

 

Tô Ung Chánh 38 cm 6                                                                         Chú thích: Hình này trích từ một tô lớn thời Ung Chánh. Tuy vẽ sơn thủy nhưng cách vẽ, viễn ảnh có khác hơn thời trước nên thỉnh thoảng có người vẫn cho là Niên Diêu, có nghĩa là sứ do Niên Hy Nghiêu làm ở Cảnh Đức Trấn.

So sánh hai màu xanh lam của tô trên và bình dưới thì màu tô làm ở Cảnh Đức Trấn rực rỡ hơn màu xanh trên bình hầm hai lần ở Nội Vụ Phủ ở Bắc Kinh.

Nien canh nghieu 5

 

 

 

 

 

 

 

6 juin 2016

SỨ MINH TUYÊN ĐỨC(1425-1435) -BÌNH MEN HỒNG SẮT

                                                       BÌNH SỨ MEN HỒNG (SĂT) NIÊN HIỆU MINH TUYÊN ĐỨC (1425-35)

                                                                 XUANDE MARK (1425-35) IRON RED OVERGLAZED

                                                                       PERSAN FORM VERY RARE EWER

                                                        VERSEUSE EN PORCELAINE DE FORME PERSANE PEINTE EN

                                                              ROUGE DE FER MARQUEE MING XUANDE (1425-35)

 

                                                                              

Aiguière XUANDE 1

                                               Kích thước: Cao 30 cm- ngang từ vòi đến quai, 22 cm.

Bình này vô cùng quí hiếm vì nhiều đặc điểm.

Được trang trí bằng men hồng sắt (iron red, rouge de fer) nhưng niên hiệu ĐẠI MINH TUYÊN ĐỨC NIÊN CHẾ, thì men xanh lam. Men đỏ của bình này không phải là men tế hồng từ chất đồng ( copper red hay rouge de cuivre) mà màu đỏ từ chất thép. Màu đỏ được vẽ trên bình là từ sulfate sắt và không phủ men bóng mà được vẽ trên men bóng (Over glazed iron-red). Sự hoàn thành tác phẩm sứ đặc biệt này cho thấy sự tính toán kỹ của các lò ngự dụng.

Thực tế thai bình cùng vòi, quai và  chữ viết đề niên hiêu Tuyên Đức màu xanh được phủ men bóng(glaçure) và hầm lần đầu với nhiệt độ khoảng 1.200 độ. Sau đó lấy bình ra để nguội rồi mới vẽ màu đỏ lên và cuối cùng hầm lại lần hai với nhiệt độ thấp hơn. Như vậy, bình trà này thuộc loại hầm hai lần, "biscuit".

Màu đỏ tế hồng hay túy hồng thời Tuyên Đức khó làm hơn vì phải phủ men trong và hầm một lần duy nhất nhưng với nhiệt độ trên 1300 C. Hình như tỷ lệ hư hao của các đồ men tế hồng rất lớn nên không có bao nhiêu món túy hồng Tuyên Đức còn đến ngày nay. Sau Vua Tuyên Đức thì men tế hồng bị thất truyền. Bình này không phải men Tế Hồng nhưng màu đỏ này cũng vô cùng khó thấy.

Ngoài men tể hồng, thời Tuyên Đức còn có nhiều loại men đặc biệt mà các đời sau đó nếu có làm ra thì cũng không đẹp bằng như men độc sắc màu vàng, men xanh biển đậm...chỉ còn vài món đếm được trên đầu ngón tay.

Dáng như trái lê (pear shape) nhưng thắt lại dưới đáy và trên cổ. Dáng bình lấy từ mẫu bình của vùng Ba Tư (Iran) và Trung Đông.

Có nhiều điểm xuất sắc của tác phẩm này:

- dáng này đã thấy từ thời Nguyên (1279-1368) lấy kiểu từ bình trà bằng kim loại vùng BA TƯ và TRUNG ĐÔNG, và được làm lại suốt hai triều đại sau là Minh và Thanh nhưng mỗi đời có vài sự thay đổi trong dáng. Có lẽ bình này dùng để đựng trà. Nhìn thấy được 6 chỗ bịt đồng công phu với nghệ thuật cao, đồng bịt cũng có trang trí hình 'Như ý'. Chứng tỏ bình đã được xử dụng ở một nơi rất được coi trọng,(trên bàn thờ, trong cung...) Tác phẩm sứ này đă được nghiên cứu và phác thảo kỹ lưỡng, nên hình vẽ cân đối nhiều mặt.

- Vòi cong theo hình chữ S. Quai có hình đầu gậy nhưng thêm lên một vòng nhỏ có men đỏ. Cả vòi và quai đều có trang trí và bịt đồng.

- Nhìn trực diện(face), bình có hình trái lê nhưng nhìn nghiêng (profil) thì bình dẹp, không tròn. Cho thấy rằng khi tạo bình ra không dùng vòng quay mà phải đổ đất vào khuôn như đổ đồ đồng

. Từ đó suy ra, vòi va quai phải làm riêng, sau đó mới gắn vào thân chính. Quai thì làm không khó, nhưng vòi thì phải dùng khuôn vì ruột vòi phải rổng để nước chảy ra nên có lẽ cũng phải đổ khuôn. Nhìn kỹ hình chụp nghiên dưới đây sẽ thấy diện tích của bình có nhiều chỗ không bằng phẳng do khi lấy bình ra khỏi khuôn phải dùng dao gọt những chỗ lồi lõm khi đổ đất vào khuôn và đập khuôn ra.

Khi hoàn thành tác phẩm sứ này, các nghệ nhân đã tổng hợp được hai ngành nghệ thuật mà thời Tuyên Đức được liệt hạng xuất sắc nhất là sành sứ và đồng chế tạo cho cung đình.

 Nội trong việc tạo dáng cho tác phẩm sứ này đã thấy nhiều vấn đề cần giải quyết như vậy thì bình này làm trong lò ngự chế để hoàng cung xử dụng hoặc ban cho cho một nước Hồi Giáo nào đó.

- Cầm bình trong tay sẽ thấy chất liệu đặc thù của sứ Tuyên Đức là nặng và trắng như ngọc. Dưới đáy không phủ men nên để lộ màu đỏ như đồ đất nung, là một đặc điểm của một số đồ sứ  thời kỳ đầu nhà Minh. Vì bình đựng trà hay nước nên bên trong cũng tráng men như ngọc dày và bóng, có nhiều vết dơ như nước trà còn lại từ nhiều trăm năm.

 Tuyên Đức Hoàng Đế tuy chỉ trị 10 năm thôi, nhưng để lại trong lịch sử nhiều điều quan trọng:

- Rút quân ra khỏi Việt Nam để công nhận độc lập của Đại Việt và tránh sa lầy.

- Chọn lại Bắc Kinh làm kinh đô và cho kiến trúc tổng thể của Tử Cấm Thành theo ý của Vĩnh Lạc.

- Là Hoàng Đế thứ hai sau Huy Tông nhà Tống ra sức bảo trợ, khuyến khích nền văn hóa phát triển trong việc học, trong nhiều ngành nghệ thuật.Chính Tuyên Đức là một họa sĩ có tài.

- Men hồng gọi là men tế hồng đẹp và quí hiếm nhất là thời Tuyên Đức. Mà thật ra sau thời Tuyên Đức, men tế hồng bị thất truyền hơn 250 năm  đến đời Khang Hy,theo nhiều nguồn thì do ông Lang Định Cực tìm ra cách làm lại. Tiếng Việt gọi đồ men "Tế Hồng", tiếng bình dân là men máu bò để chỉ đồ sứ màu đỏ thăm thẳm như màu máu bò. Tiếng Pháp và tiếng Anh cũng chữ "Sang de boeuf" để chỉ loại sứ này. Men máu bò là men dùng bằng chất đồng nấu ra và có phủ men bóng (glaçure). Có tiếng Việt còn gọi là Lang Diêu Hồng.

Lang có lẽ là do ông Lang Định Cực thời Khang Hy tìm ra lại cách làm.

Diêu là món sành sứ như Sài Diêu, Tống diêu...

Hồng vì có màu đỏ.

Ngày nay sành sứ và đồ đồng thời Tuyên Đức là những đồ cổ vô cùng quí hiếm và có giá trị.

Cái khó cho người yêu thích đồ cổ đời sau là sành sứ và đồ đồng đề niên hiệu Tuyên Đức được sản xuất gần suốt đời Minh và nhất là trong hơn 130 năm dưới ba đời vua nhà Thanh là Khang Hy, Ung Chánh, Càn Long (từ năm 1662 Khang Hy lên ngôi đến năm 1896, lúc Càn Long thoái vị. Sở dĩ được nhái lại trong hàng trăm năm là vì sứ Tuyên Đức là đỉnh cao, là thời hoàng kim (l'age d'or) của nghệ thuật được nhiều thế hệ ngưỡng mộ cho đến thế kỷ 21 của chúng ta.

Chén Bát Tiên Tuyên Đức 2

                                                              Hình trên: Chén thời Tuyên Đức(ngang 12cm, cao 6 cm) vẽ hình Bát Tiên có ghi tên từng người, bốn người phía ngoài, bốn người phía trong lòng chén. Hình dưới đề niên hiệu ĐẠI MINH TUYÊN ĐỨC NIÊN CHẾ.

Chén bát tiên Tuyên Đức 3

brule encens xuande en porcelaine 3

Bol XUANDE CALLICAPHIE 5

                Ba đề hiệu trên đây đều có 6 chữ ĐẠI MINH TUYÊN ĐỨC NIÊN CHẾ nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy là ba thời kỳ khác nhau theo thứ tự từ trên xuống:

1- Chén thời Tuyên Đức Chính xác.

2- Bầu tròn hình song phụng là chi tiết của bình lớn thời Ung Chánh hay Càn Long.

3- Đáy tô có chữ bùa trên sứ da rạn là chữ Tuyên Đức ghi thời Khang Hy.
Có khi loại sành trang trí "chữ bùa" này cũng được sản xuất vào đầu thế kỷ 20.

           Lư Hương dưới đây có chữ A rập là thời Tuyên Đức chính xác có niên hiệu ở đáy. 

đông Tuyên đức Allah 2

 

Dưới đây nữa là đồ đồng thời Càn Long đề lại Đại Minh Tuyên Đức Niên Chế  ở đáy lư hương hình đầu rồng.

đồng Tuyên đức rồng 3

đồng Tuyên đức rồng 1

Các đời sau Tuyên Đức đều có đề hiệu Đại Minh Tuyên Đức Niên Chế trên đồ sành và đồ đồng.

Đời Minh, thời Vạn Lịch đề hiệu lại của Tuyên Đức nhiều nhất, có nhận xét thật kỹ, so sánh nhiều yếu tố mới phân biệt được.

Đời Thanh, có ba đời vua làm và đề hiệu Tuyên Đức nhiều là Khang Hy, Ung Chánh, và Càn Long. Nhưng men thời Khang Hy dù có đề hiệu Tuyên Đức hoặc Thành Hóa đều rất dễ biết vì không đậm xanh và cách vẽ cũng khác. Nhưng đến thời Ung Chánh thì làm lại đồ sứ Tuyên Đức gần như thật, rất khó mà phân biệt như dĩa cánh gai có đề hiệu Tuyên Đức dưới đây. Màu sắc và cách vẽ hoàn toàn giống đồ Tuyên Đức chỉ khi đặt cạnh một món sứ Tuyên Đức thật thì mới thấy được sự khác biệt.

Sành sứ và đồ đồng thời Tuyên Đức đến nay có giá tri rất lớn, giá mua bán chỉ kém đồ sứ của Thành Hóa. Đồ cổ của hai vua này càng càng hiếm trên thị trường thế giới. Có lẽ vì hai nguyên nhân:

- các món giá trị đã vào trong các bảo tàng.

- sự truy lùng của người Trung Quốc để thâu đồ quí về lại chủ cũ.

Tuyên Đức Dĩa 2

DSC02594

ABSTRACT:    RARE EWER MARKED MING XUANDE (1425-35), IRON-RED OVERGLAZED WITH PERSAN FORM

 

Aiguière XUANDE 4

 

           Description:

            - Pear shape but flattened form, shrunk at the neck and bottom.

              This form of vessel is seen through the Yuan period (1279-1368) for the trade with muslim countries. But this kind vessels continues to be improve at the begining of Ming dinasty( Hongwu, Yongle and Xuande)

             This ewer is decorated of  lottus bouquet with overglazed iron-red. Bordered with ruyi motifs decorated stainless stell. The lid is also painted and bordered. The spout has snake form, the handle is surmounted by a small loop; spout and handle are painted and bordered. Height is 30 cm, extreme width 22 cm. The quality of porcelain is very white and heavy as jade. Many traces of tea water inside.

             - The mark DA MING XUANDE NIAN CHE wroten in cobalt blue.

 

          

DSC01801

 

            RESUME:     VERSEUSE EN PORCELAINE DE FORME PERSANE PEINTE EN ROUGE DE FER

                                                     AVEC MARQUE DE MING XUANDE (1425-35)

 

               - la verseuse a la forme de pêche mais rétrécie au cou et en bas puis vue de profil elle est un peu aplatie. Cette forme de porcelaine était fabriquée depuis la période de Yuan ( 1279-1368) pour exporter vers les pays musulmans et ces porcelaine se sont améliorées au début des 3 empereurs Ming HONGWU( 1368-98), YONGLE (1402-1424) et XUANDE (1425-35) parfois offertes dans les occasions diplomatiques.

                     Cette verseuse est bordée de cuivre inoxydable ornée en haut, en bas, au bec, à la manche et à la couvercle.

                    Cette pièce a des aspects exceptionel: - elle a une grande couvercle bien décorée de motif ruyi- le bec a la forme serpent- la manche est surmonté d'une boucle peinte aussi en rouge de fer mais la marque DA MING XUAN DE NIAN CHE est en bleu de cobalt.

Aiguière XUANDE 3

La forme et les motifs peints sont très bien pensés. Le dessin représente un bouquet de lotus en couleur rouge de fer.

Les bordures en cuivre travaillées prouvent que cette porcelaine était utilisé dans un lieu bien distingué. A l'intérieur demeurent des traces de thé très anciennes.  

 

                                                      

28 mai 2016

Tô ĐẠI MINH THÀNH HÓA- CHENGHUA BLUE&WHITE LARGE BOWL- GRAND BOL CHENGHUA(1465-1487)

Tô Thành Hóa 1

Kích thước: Miệng tô 21 cm. Cao 10 cm. Đáy Tô: 8 cm.

Hình trang trí có thể gọi là Bách Hòa, nhiều trẻ nít và có hai cụ già như trong hình.

Tô này có nhiều yếu tố của một đồ sứ thời Thành Hóa:

- thai sành có màu trắng hơi đục như sữa bò tươi.

- chất liệu sành, nếu nhìn thật kỹ, dưới một ánh sáng đủ mạnh, sẽ thấy trong suốt qua phía bên trong tô.

- tỷ trọng của món đồ tương đối nhẹ so với các đồ sứ đời Minh và kể cả đời Thanh.

- màu men xanh lam đặc thù thời Thanh Hóa, không rực rỡ như men xanh các đời khác, nhưng lại có nhiều điểm đặc biệt là hình vẽ theo lối ngẫu hứng, không khuông, không đối.

- tô này đã qua Việt Nam nên được bịt đồng tốt không rỉ sét ở miệng và đáy như thường thấy nhiều đồ cổ quí ở Hà Nội và nhất là ở Huế...

- Hình dưới là niên hiệu "ĐẠI MINH THÀNH HÓA NIÊN CHẾ". Theo huyền thoại thì đây chính là nét chữ đầu tiên là do chính vua Thành Hóa viết, và sau đó ở lò ngự chế ở Cảnh Đức Trấn chọn một người thợ duy nhất, giả chữ giống nhất để viết lên đồ sứ. Chỉ khi người viết chữ này già thì bắt đầu tìm một người khác đề niên hiệu.

Tô Thành Hóa 4

Tô Thành Hóa 2

- Ở đáy tô có nhiều vết cháy, chứng tỏ tô này đã trải qua một hỏa hoạn lớn khi đang trở trong cung, hoặc chùa nào đó. Và hỏa hoạn này chưa lên tới trên 1000° độ C. Nếu không thì đã cháy luôn men xanh.

- Tô lớn đề niên hiệu Thành Hóa với chiều rộng 21 cm là báu vật vì do kén chọn vật liệu vô cùng khó khăn, đồ sứ Thành Hóa thường làm kích thước nhỏ hơn, ngay cả các tô mà bây giờ gọi là "Palace Bowl" (Tô Cung Đình) cũng chỉ có chiều rộng khoảng 15 đến 16 cm. Có thể nghĩ rằng tô này để đồ cúng trên một bàn thờ lớn và không phải cho một người dùng.

Abstract:

A Rare Very large Bowl in Blue and White Porcelain with the Reign Mark Chenghua of Ming Dynasty(1465-87).

DSC02648

The Width of this bowl is exceptional, 21 cm. The painting is rare because that shows Boys Playing; There are seven boys playing spontaneously and figures of two old men.Every one representated on all over the bowl is in the action position.

This bowl is milky white typically for Chenghua vessels.

This bowl maybe stayed a long period in North VietNam, where we can see, every precious porcelain piece come from China is cover up and down by stainless steel.

In bottom, we can see burning traces. Maybe, the bowl suffered a fire accident in a palace.

 

 

RESUME:

Un très grand bol en porcelaine bleu blanc marqué de six caractères la règne de l'empereur Ming Chenghua (1465-87).

Peut être il est fabriqué pour un grand autel et non pour usage personnel.

La largeur de ce bol est exceptionnelle, 21 cm. Le sujet dessiné est très rare représentant des êtres humains, en occurrence, 7 petits garçons jouant au tour de deux hommes âgés. Ce qui est très remarquable c'est toutes ces personnages sont peintes dans les positions de mouvement, rendant l'image vivante. Le décor est très spontané, ni entouré, ni proportionnel, ni équilibré...

La pièce a une blancheur laiteuse typique et unique de la période Chenghua.

Le bol est protégé en haut et en bas par le cuivre inoxydable comme c'est le cas des porcelaines chinoises trouvées au Vietnam avant 20è siècle.

Le fond du bol a des traces de brulures qui prouvent qu'il subissait un incendie important.

 

 

 

Publicité
Publicité
20 mai 2016

Bồn ĐƯỜNG ANH (TANG YING) LÀM RIÊNG CHO VUA UNG CHÁNH (YONGZHENG, 1723-1735)

  

Ung Chánh Đường Anh 5

Ung Chánh Đường Anh 2

 Ông Đường Anh (1682-1756) là thiên tài có một không hai, tự cổ chí kim về việc sản xuất đồ sứ ngự dụng cho hai hoàng đế Trung Hoa là Ung Chánh và Càn Long.

Đến ngày nay có vô số người nghiên cứu về những tác phẩm còn lại của Đường Anh.

Đây là một tác phẩm vô cùng quí hiếm có ghi rõ chức vụ của ông này và làm để cho Hoàng Đế Ung Chánh xử dung.

Bồn có kích thước: bề ngang rộng nhất 40 cm; đáy 30 cm, cao 20 cm.

Bồn là sứ trắng vẽ màu xanh lam với đề tài 3 loại chim là chim hạc, chim phụng và chim én với hai loài hoa là mẫu đơn và mai cùng với thủy trúc. Cách vẽ rất ngẫu hứng, không khuôn vòng, không đối...

Ở giữa bồn phía bên trong có một vòng lớn với các chữ:

ĐẠI THANH UNG CHÁNH NIÊN NỘI VỤ PHỦ ĐƯỜNG ANH ĐỐC QUAN CHÂU KHẢM NGỰ THẤT BÀNG THẤT
               
                                                        VỤ CHẾ CUNG ĐÌNH BẢO PHẨM

 

                                        Ở giữa vòng chữ trên đây còn có 3 dấu vuông mỗi dấu 4 chữ:

                                                         HOÀNG ĐẾ BẢO TRÂN

                                                         CUNG ĐÌNH CHUYÊN DỤNG

Một dấu không đọc được.

 Theo dòng chữ này, và theo nước men thì bồn hay khảm này do lệnh của hoàng đế Ung Chánh ra lệnh cho Đường Anh làm để cho chính hoàng đế xử dụng trong ngự thất. Nước men này được làm từ Cảnh Đức Trấn chứ không phải là nước men hầm ở Nội Vụ Phủ.

Ông Đường Anh được Ung Chánh cử về Cảnh Đức Trấn để quản đốc việc sản xuất sứ ngự dụng năm 1727. 

 Nhưng theo chính ông Đường Anh viết thì ông ta phải bỏ ra ba năm trời ăn ở ngay trong các lò làm đồ sứ để học, quan sát, tổng hợp và tìm ra cách cải tiến đồ sứ. Như vậy, tác phẩm làm cho vua Ung Chánh này có ghi do Đường Anh thực hiện thì có thể làm từ năm 1730.

Tất cả đồ sứ ngự dụng thời Ung Chánh đều phải do chính Hoàng Đế duyệt rồi mới được thi hành nghiêm khắc theo châu phê, ngự bút. Hàng chữ trên món đồ sứ này chứng tỏ sự ưu ái của Ung Chánh với Đường Anh. Đa số các đồ ngự dụng thời này phải vẽ trên giấy, có khi 20 mẫu khác nhau để trình lên. Có khi vua ra lệnh phải tạc mẫu đồ sứ trên gỗ, sơn màu,..giống như sứ thật để vua coi trước khi sản xuất thực sự.

Đây là người có lẽ là lần đầu tên, người sản xuất và chức vụ được hoàng đế Trung Quốc cho ghi vào đồ sứ. Người đó là Đường Anh.

Bồn này còn có chổ đặc biệt là ghi rõ chức vụ của thiên tài Đường Anh.

Đồ sứ có để tên Đường ANH chỉ còn vài món ở Bảo Tàng Cấm Cung Bắc Kinh mà thôi ,nhưng rất ít tác phẩm có kích thước lớn. Vài món đồ sứ có tên ông Đường Anh đều thuộc đời sau là đời vua Càn Long.

Theo ông Stephen W. Bushell(1644-1908)(1), nhà Vật Lý của Sứ Quán Anh ở Trung Quốc cuối thế kỷ 19, thì Thập Tam Hoàng Tử của Khang Hy, Dận Tường, chính là người đã giới thiệu Đường Anh cho Ung Chánh. Vì Dận Chân Ung Chánh và Dận Tường Di Thân Vương có chung thú chơi đồ sứ đẹp.

Dận Tường đã biết tài của Đường Anh trước khi Ung Chánh lên ngôi và trước khi Ung Chánh cử Dận Tường phụ trách Nội Vụ Phủ với hàm Di Thân Vương. Vì yêu cầu về đồ sứ của Ung Chánh quá cao và khe khắc nên Dận Tường phải đưa Đường Anh lên hàng đốc quản để lo về riêng đồ sứ cho ông anh Hoàng Đế Ung Chánh.Sự việc này với hàng chữ ghi rõ chức vụ của ông Đường Anh trong bồn này cho thấy Ung Chánh có lòng ưu ái với người tài như ông Đường Anh. 

Năm 1723, Ung Chánh Nguyên Niên, Ung Chánh phong Dận Tường là Di Thân Vương và cho cai quản Nội Vụ Phủ. Cũng theo ông Bushell, thì Dận Tường thuộc hàng Chánh Vương có nghĩa đứng hàng đầu các vương và con cháu được thế tập.Dận Tường là em trai cùng cha cùng mẹ duy nhất của Ung Chánh.

Cho nên có thể ông Đường Anh chỉ được xử dụng đúng tài từ năm 1723. Nhưng thực tế, ông này đã vào Nội Vụ Phủ lúc ông ta chỉ có 16 tuổi là năm 1698; nghĩa là ông ta đã chịu học hỏi 25 năm trời để được phát hiện và cất nhất lên đúng chỗ nhờ cả hai anh em là Dận Tường và Ung Chánh. Chỉ trong việc đồ sứ, có thể nhận thấy Ung Chánh là người nặng lòng với văn hóa và không khe khắt với người tài như ông Đường Anh, và Niên Hy Nghiêu....

Ung Chánh Đường Anh 6

Có thể nhận xét rằng nghệ thuật đặc biệt của ông Đường Anh qua tác phẩm này:

- dáng của bồn khó làm vi ở trên miệng khép lại và không thể đúc khuông được mà phải tạo dáng bằng vòng quay. Mà vòng quay tay thì rất khó làm đồ lớn, do đó phải biết cách chuẩn bị đất thật kỹ. Dáng bồn này có thể thấy từ đời vua Khang Hy(1662-1722) nhưng kích thước nhỏ hơn nhiều, không quá 20 cm ngang và 6cm cao và thường là đồ rữa cọ cho Vua. Không rõ công dụng của bồn lớn này, Ung Chánh dùng để làm gì.

- cách hình vẽ trên bồn thật là ngẫu hứng, phóng khoáng,không khuôn phép, không đối như thường thấy trên những tác phẩm sứ lớn cỡ này và tay vẽ này là họa sĩ thực sự chứ không phải thợ vẽ hàng loạt như thường thấy ở Cảnh Đức Trấn. Chắc chắn đề tài vẽ cũng đã có ý kiến của Ung Chánh. Đây tuy cững là hoa điểu nhưng đã chọn những biểu tượng có nhiều ý nghĩa tốt:

- về ba loại chim là Hạc, Phụng, và Yén  thì hạc rất được Ung Chánh ưa chuông và đồng âm với Hòa của Hòa Bình, là chim của trường thọ. Chim Phụng là chim báo hiệu của một điềm tốt của đất nước. Chim én là chim của mùa xuân. Trong việc vẽ ba loại chim cũng thấy sự đặc biệt của người họa sĩ: trong khi chim én và chim phụng vẽ cùng với cây cỏ và hoa thì chim hạc vẽ một nơi hoàn toàn trống không có bât cứ sự trang trí gì. Người họa sĩ này sắp đặt bố cục theo ý mình nhưng chắc là phải theo đề tài chọn sẵn từ Nội Vụ Phủ đưa. Rất tiếc tên người họa sĩ không được khi trên món đồ vô cùng đặc biệt này. Cần nhắc lại, vẽ trên diện tích cong và tròn, kích thước lớn khó hơn nhiều khi vẽ lên diện tích hai chiều trên giấy hay lụa.

- có một điều chắc chắn nữa là bồn này của ông Đường Anh làm cho hoàng đế Ung Chánh nhưng dưới sự giám sát của ông Niên Hy Nghiêu là quan lớn coi tất cả các lò sứ của Cảnh Đức Trấn mà trong đó ông Đương Anh chỉ lo đồ sứ ngự chế mà thôi. Hơn nữa ông Niên Hy Nghiêu đến Cảnh Đức Trấn năm 1726, còn ông Đường Anh đến đó năm sau là 1727. Ông Hy Nghiêu lại chết sau vua Ung Chánh một năm là năm 1736, mà bồn sứ này ông Đường Anh làm cho vua Ung Chánh thì chắc chắn có sự giám sát của ông Niên Hy Nghiêu. Cả ông Niên và ông Đường đều là người nổi tiếng của sứ ngự dụng Trung Quốc cho đến ngày nay đều phải nhắc đến.(Ông Niên Hy Nghiêu là anh ruột của Đại Tướng Niên Canh Nghiêu đã lập công cho Ung Chánh và sau bị bức tử).

- con dấu tiểu triện mà người Việt gọi la chữ bùa ngày nay ít có người đọc được cũng cho thấy thêm giá trị của tác phẩm sứ này. Vì theo nhiều nguồn cho rằng các món trong cung muốn cho người khác không làm giả được thì phải huy động những nhà nho cao thâm biết đọc và viết lại những chữ Hán khó đọc nhất nên ít người hiểu mà làm giả.

- về hoa và cây, trên bồn có 3 loại:MAI, MẪU ĐƠN và TRÚC. Mai là hoa của mùa Xuân, MẪU ĐƠN là hoa của Vương giả, quí phái. Trúc là cây quân tử. Hình các hoa nhất là hoa mẫu đơn cũng được vẽ phóng khoáng, cạnh một thân cây mà lớn hơn cây nhiều; chim phụng mái có kích thước cao bằng cây mai... nhưng nhìn lại không thấy bất thường, chúng tỏ người họa sĩ có tài năng. 

- điều chắc chắn là đề tài vẽ trên bồn này phỉa được Ung Chánh đồng ý hoặc chính Ung Chánh cho đề tài. Vì theo bà HE LI trong tác phẩm "CERAMIQIE CHINOISE" xuất bản năm 2005 ở Pháp thì tất cả đồ sứ ngự dụng thời Ung Chánh phải được nghiên cứu từ Nội Vụ Phủ và vẽ phác thảo trên giấy có khi đến 17 bản phác thảo khác nhau cho một mẫu để Hoàng Đế cho ý kiến. Có những món quan trọng, Ung Chánh cho tạc bằng gỗ với kích thước và màu sắc như đồ sứ thật phải sản xuất để coi trước khi cho làm ở lò Cảnh Đức Trấn thành món đồ sứ ngự dụng. Chỉ trong một phương diện đồ sứ, có thể thấy Ung Chánh là người kỹ lưỡng, biết từng chi tiết và khe khắt.

           Trong phần mô tả của một tô màu Thủy Mực đời Ung Chánh do nhà đấu giá CHRISTIE'S đưa ra bán ở Hongkong ngày 2/12/15, thì Ung Chánh đã ghi cho Di Thân Vương,người đứng đầu Nội Vụ Phủ, tên của người họa sĩ phải vẽ và tên người viết chữ lên tô phải sản xuất đồng thời số lượng cần thiết. Có nghĩa rằng Ung Chánh và sau đó là Càn Long và có lẽ Khang Hy trước đó tự chọn đồ ngự dụng chứ không phải Nội Vụ Phủ và Cảnh Đức Trấn muốn làm gì thì làm. Do cả ba vua kế tiếp nhau đều thông minh và yêu nghệ thuật nên đồ sứ ngự dụng suốt trên 130 năm là đỉnh cao vàng son của sành sứ Trung Quốc.

 

 

(1) Ông BUSHELL viết trong tác phẩm "CHINESE PORCELAINS, Sixteen Century Ilustrations with chinese texts by HSIANG YUAN P'IEN.(Tạm dịch tiêu đề này, Sứ TRUNG QUỐC thế kỷ 16 với hình vẽ và chú thích bằng tiếng Hán của Cùng Nguyên Biện. Đây là một sách vẽ và chú thích về đồ sứ đẹp viết từ thế kỷ 16, đời nhà Minh. Tác giả Cùng Nguyên Biện đã có công cho vẽ 80 món đồ sứ tuyệt đẹp của đời Minh với lời chú thích rất kỹ. Ông Bushell, người Anh lại có công dịch và chú thích thêm rồi xuất bản năm 1908 ở Anh.Trong phần dẫn nhập, ông Bushell cho biết đến cuối thế kỷ 19, phủ của Di Thân Vương Dận Tường là nơi còn giữ rất nhiều đồ sứ đẹp vì Di Thân Vuong là người điều khiển Nội Vụ Phủ nơi cung cấp tất cả đồ ngự dụng cho Hoàng Đế. Trước khi dâng lên Hoàng Đế, có lẽ Di Thân Vương cũng giữ lại một ít cho Vương Phủ của mình. Đáng chú ý là bộ sưu tập đồ sứ men "Đỏ Máu Bò" (Sang de boeuf) của Di Thân Vương phủ có nhiều tác phẩm rất đẹp.

 

 

Abstract:

                              A very large basin with the mark of Yongzheng years maked by the super intendant TANG YING for

                              Emperor personal use with seals The Emperor Precious Piece, and Unique Use for Imperial Court

                 

                              Dimensions:from 30 to 40cm width, heigth 20 cm.

                The design is 3 kinds of birds( couple of cranes, couple of pheasants, and a family of swallows) 2 kinds flowers(peonies, prunus) and some aquatic bamboo.

 Inside there is a round of characters that can be translated:

                        THIS BASIN IS MADE IN THE GREAT QING YONGZHENG YEARS BY NOIWUFU SUPERINTENDANT

                           TANG YING FOR EMPEROR PERSONAL ROOM THAT IS A IMPERIAL TREASURE 

 

                            Inside the round of letters, there are three seals with 4 characters each:

 

                                 1  - THIS IS EMPEROR PRECIOUS PIECE

Ung Chánh Đường Anh 14

Ung Chánh Đường Anh 15

             

                                  2- FOR UNIQUE USE IN IMPERIAL COURT

                                  3- Illegible seal.

 

                 Tang Ying, by Yongzeng order go to JINGDEZHEN to supervise the imperial ceramic production in 1727.

He wrote himselfs he spent 3 years to learn porcelain fabrication processus. So that piece is made after 1730.

Ung Chánh Đường Anh 4

   

                                  

 RÉSUME

                                                UN EXCEPTIONNEL GRAND BASSIN MARQUÉ

                                       FAIT PAR TANG YING POUR L'EMPEREUR YONGZHENG (1723-1723)

        Cet impressionante oeuvre de Tang Ying (1682-1756) a pour dimensions: largeur de 30 à 40 cm, hauteur 20 cm.

             Les dessins représentent 3 sortes d'oieaux( un couple de grues, un couple de faisans, une famille d'hirondelles),  des pivoines, un grand prunier, un bamboo aquatique...L'ensemble dessiné  est très spontané.

A l'intérieur, des caractères formant un grand cercle se traduisent:

CE BASSIN IMPERIAL EST FAIT ANNEES DE GRAND QING YONGZHENG PAR SUPERINDANT DE NOIWUFU
                TANG YING POUR LA CHAMBRE IMPERIAL ET CECI EST TRESOR DE LA COUR

 

  A l'intérieur du cercle, il ya a trois sceaux  avec quatre caractères entourés chacun par deux carrés:

1- PIECE PRECIEUX DE L'EMPEREUR.

2- USAGE UNIQUE A LA COUR IMPERIAL.

3- La troisème sceau est illisible.

Tang Ying, après des années passées au Noiwufu de Pékin, est nommé directeur des Fours Impériaux à JINGDEZHEN en 1727. Plus tard, Tang Ying a écrit qu'il lui a fallu trois ans pour apprendre et maîtriser les techniques pour fabriquer des porcelaines pour La Cour Impériale. Donc cette pièce ne peut pas être faite avant 1730.

 

                                       

 

                            

 

 

Publicité
Publicité
asian.antic.arts
Publicité
Archives
Newsletter
Visiteurs
Depuis la création 11 483
Publicité